DIỄN VĂN TỪ GIÃ
CỦA TỔNG THỐNG OBAMA
Các đồng bào Mỹ của tôi, Michelle và
tôi vô cùng cảm động trước tất cả lời chúc mà mọi người đã dành cho chúng tôi
những tuần qua. Đêm nay, đến lượt tôi nói lời cảm ơn.
Chúng ta có thể đồng tình hay không
cùng quan điểm nhưng những cuộc trò chuyện giữa tôi và các bạn dù ở bất cứ đâu,
từ nhà khách tới trường học, trang trại và nhà máy, các tiền đồn quân sự, đã
giúp tôi giữ được sự trung thực, nguồn cảm hứng và giúp tôi tiến bước. Mỗi
ngày, tôi đều học hỏi từ các bạn. Các bạn giúp tôi trở thành một tổng thống tốt
hơn, một người đàn ông tốt hơn.
Tôi đến Chicago lần đầu tiên lúc hơn
20 tuổi, khi đó vẫn đang cố xác định xem tôi là ai, vẫn đang tìm kiếm mục đích
của đời tôi. Tôi bắt đầu làm việc cho một nhóm ở nhà thờ không xa nơi đây, gần
đó có các nhà máy thép đóng cửa. Chính trên những con phố đó, tôi chứng kiến
sức mạnh của niềm tin và phẩm giá không cần tô vẽ của những người lao động đang
đối mặt với khó khăn và mất mát. Lúc này đây, tôi hiểu rằng thay đổi chỉ xảy ra
khi những con người bình thường cùng nhau tham gia, gắn kết, cùng nhau yêu cầu
sự thay đổi.
Sau 8 năm làm tổng thống, tôi vẫn tin
điều đó. Và đó không chỉ là niềm tin của tôi. Đó là nhịp đập trái tim của nước
Mỹ, nơi chính phủ do người dân vận hành. Đó là niềm tin rằng chúng ta sinh ra
bình đẳng. Tạo hóa ban cho chúng ta những quyền không thể xâm phạm được, trong
đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Đó là những
quyền hiển nhiên.
Thông qua những công cụ của nền dân
chủ, chúng ta - nhân dân Mỹ - có thể xây dựng một liên bang hoàn hảo hơn.
Đó là một ý tưởng cấp tiến, món quà
tuyệt vời mà những người cha lập quốc đã trao tặng chúng ta. Chúng ta tự do
theo đuổi những ước mơ của cá nhân bằng mồ hôi, công sức và trí tưởng tượng
cũng như cùng nhau phấn đấu để đạt được những lợi ích chung, những điều tốt đẹp
hơn nữa.
Trong 240 năm qua, đất nước chúng ta
đã tạo việc làm, trao lý tưởng cho mỗi thế hệ mới đặt chân đến Mỹ. Đó là điều
khiến những người yêu nước chọn chế độ cộng hòa thay vì chế độ độc tài, những
người tiên phong đi khai phá miền tây, những nô lệ dũng cảm đến với tự do. Cũng
chính điều này đã thôi thúc người nhập cư và tị nạn vượt qua các đại dương và
con sông Rio Grande (để tới Mỹ), khuyến khích phụ nữ bầu cử, tạo động lực cho
công nhân làm việc. Vì đó mà binh lính Mỹ hy sinh mạng sống ở Omaha Beach, Iwo
Jima, Iraq và Afghanistan. Vì đó mà những người đàn ông, phụ nữ từ Selma đến
Stonewall không ngại ngần hy sinh. Bởi vậy, chúng ta nói nước Mỹ đặc biệt.
Không phải vì quốc gia của chúng ta hoàn mỹ ngay từ khi hình thành, mà bởi
chúng ta cho thấy khả năng thay đổi, khiến cuộc sống của những người đi theo
nước Mỹ tốt đẹp hơn.
Đúng vậy, sự tiến bộ của chúng ta
không toàn diện. Thúc đẩy nền dân chủ luôn luôn khó khăn, gây tranh cãi, đôi
khi còn dẫn đến đổ máu. Cứ tiến hai bước về phía trước, chúng ta lại cảm thấy
như vừa lùi một bước. Thế nhưng hành trình dài của nước Mỹ đã được định nghĩa
bằng việc tiến về phía trước, liên tục khai mở những niềm tin cốt lõi của chúng
ta để cưu mang tất cả, và không chỉ có vậy. Tám năm trước, nếu tôi nói với các
bạn rằng nước Mỹ có thể đảo ngược cuộc suy thoái, hồi sinh nền công nghiệp ôtô
hay mở ra chuỗi tạo việc làm dài nhất trong lịch sử. Nếu tôi nói với các bạn
rằng nước Mỹ sẽ bắt đầu một chương mới trong quan hệ với Cuba, ngăn chặn chương
trình hạt nhân Iran mà không tốn bất kỳ viên đạn nào, tiêu diệt đầu sỏ gây ra
vụ khủng bố 11/9.
Nếu tôi nói với các
bạn, chúng ta sẽ có được quyền bình đẳng trong hôn nhân cho mọi người và đảm
bảo cho 20 triệu công dân có quyền được chăm sóc sức khỏe. Nếu tôi nói với tất
cả các bạn những điều đó, các bạn có thể cho rằng chúng ta đặt mục tiêu quá
cao. Thế nhưng đó là những điều chúng ta đã làm được. Đó là điều các bạn đã
làm. Các bạn chính là sự thay đổi, câu trả lời cho sự hy vọng. Nhờ có các bạn,
nước Mỹ đã trở nên mạnh mẽ và tốt đẹp hơn thời điểm chúng ta bắt đầu.
Trong 10 ngày nữa, thế
giới sẽ chứng kiến một mốc son trong hành trình dân chủ của chúng ta: quá trình
chuyển giao quyền lực diễn ra trong hòa bình giữa một tổng thống được người dân
lựa chọn với người kế nhiệm. Tôi đã cam kết với Tổng thống đắc cử Trump rằng
chính quyền của tôi sẽ đảm bảo tiến trình này diễn ra suông sẻ nhất có thể, như
Tổng thống Bush từng làm với tôi.
Việc đảm bảo rằng chính phủ có thể
giúp người dân vượt qua các thách thức hoàn toàn phụ thuộc vào tất cả chúng ta.
Chúng ta có mọi điều cần thiết để làm điều đó, để đương đầu với những thử thách
đó. Sau tất cả, chúng ta vẫn là một đất nước giàu có, mạnh mẽ và được tôn trọng
trên thế giới.
Với sức trẻ, động lực, sự đa dạng, sự
cởi mở và năng lực không giới hạn của chúng ta trong quá trình khám phá, tương
lai nên thuộc về chúng ta. Song năng lực đó sẽ chỉ được công nhận khi nền dân
chủ của chúng ta phát huy, khi chính trị Mỹ phản ánh tốt hơn nguyện vọng của
người dân. Chỉ khi tất cả chúng ta, không phân biệt đảng phái hay lợi ích, cùng
nhau khôi phục nhận thức về mục đích chung, điều mà chúng ta đang rất cần lúc
này. Và đó là điều tôi muốn tập trung vào tối nay: thực trạng nền dân chủ. Dân
chủ không nhất thiết phải giống nhau cho tất cả. Những người lập quốc đã bàn
luận, tranh cãi, cuối cùng thỏa hiệp với nhau. Họ hy vọng chúng ta sẽ làm điều
tương tự. Họ cũng biết nền dân chủ đòi hỏi một nền tảng cơ bản của sự đoàn kết.
Bỏ qua những khác biệt về hình thức, chúng ta đều là người dân nước Mỹ, cùng
nhau hưng thịnh hay suy vong như một thể thống nhất.
Lịch sử đã chứng kiến những giai đoạn
sự đoàn kết của chúng ta bị đe dọa. Giai đoạn đầu thế kỷ 21 là một trong số đó.
Thế giới đang ngày càng thu hẹp, sự bất bình đẳng gia tăng, nhân khẩu học đang
thay đổi và bóng ma của chủ nghĩa khủng bố đang bao trùm. Đó không chỉ là bài
kiểm tra với an ninh và thịnh vượng của Mỹ mà còn là thách thức với nền dân chủ
của chúng ta. Cách chúng ta đối mặt với thách thức của nền dân chủ cũng chính
là khả năng của chúng ta trong việc giáo dục trẻ em, tạo công ăn việc làm cũng như
bảo vệ quê hương. Đây là điều quyết định tương lai của chúng ta.
Phải nói rằng, nền dân chủ của chúng
ta sẽ không thể vận hành nếu thiếu đi nhận thức rằng bất kỳ ai cũng có cơ hội
kinh tế. Tin tốt là nền kinh tế hiện nay đang tăng trưởng trở lại. Tiền lương,
thu nhập, giá trị nhà và các khoản hưu trí đều tăng trở lại. Nghèo đói giảm
xuống.
Giới giàu đang chi trả
những khoản thuế công bằng. Thị trường chứng khoán thậm chí phá vỡ kỷ lục, tỷ
lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm. Tỷ lệ những người
không có bảo hiểm thấp chưa từng có. Chi phí chăm sóc sức khỏe đang tăng với
tốc độ chậm nhất trong 50 năm. Nếu ai đó có thể đề xuất một kế hoạch tốt hơn
những tiến bộ chúng ta đã đạt được trong hệ thống chăm sóc sức khỏe có thể bao
trùm nhiều người với chi phí thấp nhất, tôi sẽ công khai ủng hộ nó.
Sau tất cả, đó là lý
do chúng ta phục vụ, để làm cuộc sống của mọi người tốt hơn, không phải tệ đi.
Với tất cả những cải thiện đã thực sự đạt được, chúng ta biết rằng như vậy là
chưa đủ.
Nền kinh tế của chúng ta không hoạt
động tốt hay phát triển nhanh nhờ vài thành tựu kinh tế của tầng lớp trung lưu
đang tăng lên. Nhưng sự bất bình đẳng rõ rệt đang ăn mòn những nguyên tắc dân
chủ của chúng ta. Trong khi 1% ở trên đỉnh tích lũy được ngày càng nhiều của
cải và thu nhập, rất nhiều gia đình, ở các đô thị và vùng nông thôn, đã bị bỏ
lại phía sau – các công nhân nhà máy bị sa thải, những người phục vụ, nhân viên
y tế đang vật lộn để trả các hóa đơn – họ bị thuyết phục rằng luật chơi đã bị
sửa đổi để chống lại họ, rằng chính phủ của họ chỉ phục vụ lợi ích của những
người quyền lực – một công thức mang lại sự hoài nghi và chia rẽ nhiều hơn cho
nền chính trị của chúng ta. Không thể sửa đổi nhanh chóng xu hướng dài hạn này.
Tôi đồng ý rằng hoạt động thương mại
của chúng ta nên công bằng chứ không chỉ tự do thôi. Nhưng làn sóng tiếp theo
của sự bất ổn kinh tế sẽ không đến từ bên ngoài. Nó đến từ nhịp độ tự động hóa
không ngừng tạo ra vô số sản phẩm, những việc làm lương tốt sẽ không còn nữa.
Vậy nên chúng ta phải
hướng tới một xã hội gắn kết hơn – để đảm bảo tất cả trẻ em được hưởng sự giáo
dục mà chúng cần, trao cho các công nhân sức mạnh đoàn kết để có thu nhập tốt
hơn, cải thiện hệ thống an ninh xã hội phù hợp với lối sống hiện nay và cải
cách hơn nữa luật thuế để các cá nhân và doanh nghiệp thu lợi nhiều nhất từ nền
kinh tế mới không thể trốn tránh nghĩa vụ của họ với đất nước đã giúp họ thành
công.
Chúng ta có thể tranh luận về cách tốt
nhất nhằm đạt được những mục tiêu này. Nhưng chúng ta không thể tự mãn về bản
thân những mục tiêu đó. Bởi nếu chúng ta không tạo ra cơ hội cho mọi người, sự
bất mãn và chia rẽ làm trì trệ những tiến bộ của chúng ta sẽ chỉ trầm trọng hơn
trong những năm tới.
Mối đe dọa thứ 2 đối với nền dân chủ
của chúng ta đã có từ thời lập quốc. Sau cuộc bầu cử của tôi, đã có những lời
bàn luận về một nước Mỹ hậu phân biệt chủng tộc. Tầm nhìn đó dù được chuẩn bị
tốt nhưng đã không bao giờ trở thành hiện thực. Bởi kỳ thị chủng tộc vẫn còn là
một yếu tố kiên cố và gây chia rẽ trong xã hội của chúng ta. Tôi đã sống đủ lâu
để nhận thấy quan hệ giữa các chủng tộc đã tốt hơn so với 10, 20 hay 30 năm
trước đây – bạn có thể thấy điều đó không chỉ trong những con số thống kê mà
còn trong thái độ của những người Mỹ trẻ tuổi với lập trường chính trị đa dạng.
Nhưng chúng ta vẫn chưa đến được nơi cần đến.Sau tất cả, nếu mỗi vấn đề kinh tế
đều được nhìn nhận là một cuộc đối chọi giữa những người Mỹ trung lưu da trắng
chăm chỉ và những kẻ thiểu số không xứng đáng thì những người lao động thuộc
mọi màu da sẽ bị bỏ lại, tranh giành nhau những phần dư thừa, trong khi những
người giàu có tiến sâu hơn vào tòa tháp kiên cố của họ. Nếu chúng ta từ chối
đầu tư cho con cái của những người nhập cư, chỉ vì chúng không giống chúng ta,
chúng ta giảm bớt triển vọng của chính con cái chúng ta – bởi vì những đứa trẻ
da màu này sẽ góp phần mở rộng lực lượng lao động tại Mỹ. Và nền kinh tế của
chúng ta không nhất thiết phải trở thành một trò chơi sát phạt lẫn nhau. Năm ngoái,
thu nhập của mọi tầng lớp đều tăng lên, bất kể màu da, độ tuổi hay giới tính.
Trong chúng ta phải duy trì luật chống
phân biệt đối xử - trong việc thuê nhân công, nhà ở, giáo dục và hệ thống pháp
luật hình sự. Đó là những gì mà Hiến pháp và những lý tưởng cao nhất của chúng
ta đòi hỏi. Những trái tim phải thay đổi. Nếu nền dân chủ của chúng ta hướng
tới một quốc gia ngày càng đa dạng, mỗi người chúng ta phải luôn lưu tâm tới
một trong những nhân vật vĩ đại nhất của tiểu thuyết Mỹ, Atticus Finch, người từng
nói “Bạn không bao giờ thực sự hiểu một người cho đến khi bạn xem xét mọi thứ
từ quan điểm của anh ta…cho đến khi bạn vào bên trong xác thịt anh ta và đi lại
trong bộ dạng đó”.
Đối với người da đen và các nhóm thiểu
số khác, điều này có nghĩa chúng ta phải định hình cuộc đấu tranh của riêng
mình cho công lý đối với những thử thách mà rất nhiều người ở đất nước này đối
mặt – người tị nạn, người nhập cư, người nghèo vùng nông thôn, người chuyển
giới và cả những người đàn ông da trắng trung niên, những người mà nhìn từ bên
ngoài thì tưởng như họ có mọi lợi thế nhưng họ lại nhận thấy cuộc sống của mình
bị xáo trộn bởi những thay đổi về kinh tế, văn hóa và công nghệ.
Đối với người Mỹ da trắng, điều này có
nghĩa là thừa nhận những ảnh hưởng của chế độ nô lệ và Jim Crow không đột nhiên
biến mất trong những năm 60 và rằng khi những nhóm thiểu số bất mãn, họ không
chỉ chống lại sự phân biệt chủng tộc và thực thi tính chính trị đúng đắn mà họ
còn tiến hành biểu tình ôn hòa, họ không đòi hỏi được đối xử đặc biệt mà là sự
đối xử công bằng mà những người lập quốc từng hứa hẹn.
Đối với người Mỹ bản
địa, điều này gợi nhắc họ rằng định kiến về người nhập cư có thời nhắm tới
người Ireland, Italy và Ba Lan. Nước Mỹ không bị suy yếu bởi những người mới
đến; họ theo đuổi niềm tin của đất nước này và làm cho nó vững chắc hơn.
Vì vậy, bất kể chúng ta đạt được địa
vị nào, chúng ta phải nỗ lực hơn nữa; phải bắt đầu với tiền đề rằng những công
dân khác cũng yêu nước như chúng ta; rằng họ cũng coi trọng gia đình và làm
việc chăm chỉ như chúng ta; rằng con cái họ cũng háo hức, đầy hứa hẹn và đáng
được yêu thương như con cái chúng ta. Không điều gì trong số này là dễ dàng.
Với nhiều người, thu vào vùng an toàn của mình khiến họ thấy an tâm hơn, cho dù
đó là nơi sinh sống, khuôn viên trường học, công sở hay trên mạng xã hội, được
bao quanh bởi những người giống mình, có cùng quan điểm chính trị và không bao
giờ bài bác tính tự phụ của ta. Sự gia tăng của lòng trung thành đảng phái
thuần túy, sự phân tầng trong tăng trưởng kinh tế và phát triển khu vực, sự
phân mảng của các kênh truyền thông để phù hợp với thị hiếu – tất cả khiến cho
sự chia rẽ này trở nên bình thường, thậm chí là không thể tránh khỏi. Càng ẩn
nấp trong vùng an toàn của mình, chúng ta càng dễ chấp nhận những thông tin, dù
đúng hay sai, phù hợp với quan điểm của ta, thay vì đưa ra ý kiến dựa trên bằng
chứng bên ngoài. Xu hướng này đại diện cho mối đe dọa thứ 3 đối với nền dân chủ
của chúng ta.
Chính trị là trận chiến của các tư
tưởng, trong tiến trình của một cuộc tranh luận lành mạnh, chúng ta ưu tiên
những mục tiêu khác nhau và có những cách thức khác nhau để đạt được chúng.
Nhưng nếu không dựa trên cơ sở chung của những thực tế đúng đắn, không có sự
sẵn lòng tiếp nhận những thông tin mới và thừa nhận rằng đối thủ của bạn có lý
lẽ đúng đắn, rằng khoa học và lý trí cũng quan trọng, chúng ta sẽ tiếp tục nói
mỗi người một đằng, việc tạo ra hiểu biết chung và thỏa hiệp sẽ là bất khả thi.
Chẳng phải điều đó đã khiến chính trị trở nên đáng chán? Làm sao mà các quan
chức được bầu ra lại giận dữ về tiền thâm hụt khi bàn tới chi tiêu cho giáo dục
mầm non của trẻ em chứ không phải là khi giảm thuế cho các tập đoàn? Làm sao
chúng ta có thể bỏ qua những thiếu sót đạo đức này trong đảng mình nhưng lại
bắt bẻ khi đảng đối thủ làm điều tương tự? Việc thừa nhận theo chọn lọc các sự
kiện thực tế không những thiếu trung thực mà còn là tự chuốc lấy thất bại. Bởi
vì như mẹ tôi từng nói hiện thực có cách để đuổi theo ta.
Hãy nhìn những thách thức mà biến đổi
khí hậu đặt ra. Trong tám năm, chúng ta đã giảm thiểu sự phụ thuộc vào dầu nhập
khẩu từ nước ngoài xuống một nửa, nhân đôi sản lượng năng lượng tái tạo, dẫn
đầu thế giới cùng ký kết một thỏa thuận nhằm cứu lấy hành tinh này. Nhưng nếu
không hành động cứng rắn hơn, con cái chúng ta sẽ chẳng còn thời gian để bàn
bạc về sự hiện hữu của biến đổi khí hậu. Chúng sẽ bận rộn với việc giải quyết
các tác động của vấn đề này. Nhiều thảm họa thiên nhiên hơn, nền kinh tế tổn
hại, làn sóng những người tị nạn do khí hậu đi tìm kiếm nơi ở mới. Giờ là lúc
tất cả chúng ta cùng thảo luận và tìm ra phương hướng giải quyết. Chối bỏ điều
này không chỉ là phản bội thế hệ tương lai, mà còn là sự phản bội đối với tinh
thần thiết yếu của nước Mỹ, đó là tinh thần đổi mới và sẵn sàng giải quyết vấn
đề thực tế, chính điều đó là kim chỉ nam cho những người thành lập đất nước
chúng ta. Chính là tinh thần đó - thứ được sinh ra từ sự bừng tỉnh đưa Mỹ trở
thành một cường quốc kinh tế. Tinh thần cất cánh từ những trạm không quân Kitty
Hawk và Canaveral, tinh thần chữa lành bệnh tật và biến những chiếc máy tính
trở nên nhỏ gọn, chính là tinh thần đó. Niềm tin vào lý lẽ và sự táo bạo, tính
ưu việt của quyền và sức mạnh, đó là những thứ cho phép chúng ta vượt qua chủ
nghĩa phát xít và độc tài trong thời kỳ Đại suy thoái, cho phép chúng ta tạo
dựng một chế độ sau Thế chiến 2 cùng những nền dân chủ khác.
Một chế độ không chỉ dựa trên sức mạnh
quân sự hay đảng phái, mà phải tuân theo các nguyên tắc, luật pháp, quyền con
người, sự tự do, tự do tôn giáo và ngôn luận với các hội nhóm và nền báo chí
độc lập.
Chế độ của chúng ta
đang đứng trước thách thức. Đầu tiên là từ những kẻ bạo lực cuồng tín với danh
nghĩa của Hồi giáo. Sau đó là từ những kẻ độc tài ở nước ngoài, những kẻ cho
rằng thị trường tự do trong một nền dân chủ cởi mở và xã hội dân sự là mối đe
dọa. Mối đe dọa này đối với nền dân chủ của chúng ta còn nguy hại hơn một quả
bom xe hơi phát nổ hay một quả tên lửa. Những con người sợ thay đổi. Họ sợ
những người khác mình từ ngoại hình cho đến tôn giáo. Họ khinh bỉ luật pháp quy
định trách nhiệm của những nhà lãnh đạo. Khăng khăng không chịu dung nạp ý kiến
khác biệt và tư tưởng tự do. Họ tin rằng thanh gươm, khẩu súng, quả bom trong
xe hơi hoặc cả một bộ máy tuyên truyền có thể phán xét đúng sai.
Nhờ lòng dũng cảm tuyệt vời của những
người đàn ông và phụ nữa trong quân đội. Nhờ những nhà tình báo, nhà thực thi
pháp luật và những nhà ngoại giao luôn hỗ trợ lực lượng của chúng ta… Không một
tổ chức khủng bố nước ngoài nào thành công trong việc tấn công nước Mỹ trong 8
năm qua. Vụ tấn công ở Boston, Orlando, San Bernardino và Ford Hood nhắc chúng
ta về sự nguy hiểm của những kẻ cực đoan, cơ quan thực thi pháp luật vẫn làm việc
hiệu quả và cảnh giác hơn bao giờ hết. Chúng ta đã tiêu diệt 10.000 kẻ khủng
bố, trong đó có Bin Laden.
Liên minh toàn cầu
chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) mà Mỹ đang dẫn đầu đã tiêu
diệt được nhiều lãnh đạo và lấy đi một nữa lãnh thổ của chúng. IS sẽ bị tiêu
diệt. Những kẻ đe dọa nước Mỹ đều không có được sự an toàn.
Gửi tới tất cả những ai đang và đã
phục vụ trong quân đội, được làm Tổng tư lệnh của các bạn là vinh dự của đời
tôi. Tất cả chúng tôi nợ các bạn lòng biết ơn sâu sắc. Nhưng, bảo vệ cuộc sống
không chỉ là công việc của quân đội. Nền dân chủ có thể làm điều đó nếu bị đe
dọa. Vì vậy với vai trò là công dân, chúng ta hãy duy trì cảnh giác đối với sự
xâm lược từ bên ngoài, chúng ta phải chống lại sự suy yếu của những giá trị cốt
lõi. Đó là lý do trong tám năm qua tôi nỗ lực để tạo cơ sở pháp lý vững chắc
hơn cho cuộc chiến chống khủng bố. Đó là lý do tại sao chúng ta chấm dứt tra
tấn, triển khai đóng cửa nhà tù Guantanamo, cải cách pháp lý nhằm giám sát và
bảo vệ quyền riêng tư cũng như tự do xã hội.Đó là lý do tôi từ chối phân biệt
đối xử với những người Hồi giáo tại Mỹ… Họ cũng yêu nước chẳng kém gì chúng ta.
Đó là lý do chúng ta không thể rút lui khỏi cuộc chiến toàn cầu nhằm tạo dựng
dân chủ, nhân quyền, quyền phụ nữ và quyền của những người trong cộng đồng
LGBT.
Dù những nỗ lực ấy có hoàn hảo hay
không, dù những giá trị ấy có bị phớt lờ, đó vẫn là một phần trong việc bảo vệ
nước Mỹ. Cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cực đoan, bè phái và sùng bái tinh thần
là một phần của cuộc chiến chống độc tài và xâm lược dân tộc. Nếu phạm trù tự
do và tôn trọng luật pháp bị thu hẹp trên thế giới này, nguy cơ chiến tranh giữa
các quốc gia sẽ tăng cao, sự tự do của chúng ta sẽ bị đe dọa. Vì vậy hãy cảnh
giác, nhưng đừng sợ hãi. IS sẽ cố giết những người vô tội. Nhưng chúng không
thể tiêu diệt nước Mỹ trừ khi chúng ta phản bội lại Hiến pháp và những nguyên
tắc đã được đề ra.
Các đối thủ như Nga, Trung Quốc không
thể tương xứng với tầm ảnh hưởng của chúng ta - trừ khi chúng ta từ bỏ mục đích
chiến đấu của mình, và biến Mỹ thành một cường quốc đi bắt nạt các nước khác.
Đó là điều cuối cùng
tôi muốn nói - nền dân chủ của chúng ta bị đe dọa bất cứ khi nào chúng ta cho
rằng nó là một sự hiển nhiên. Tất cả chúng ta, không phân biệt đảng phái, nên
tự nhận thức về nhiệm vụ xây dựng thể chế dân chủ. Khi tỷ lệ bầu cử ở Mỹ nằm ở
mức thấp so với những nền dân chủ khác, hãy biến việc đi bỏ phiếu trở nên dễ
dàng hơn. Khi niềm tin vào thể chế lung lay, chúng ta nên giảm thiểu tác động
của đồng tiền đối với nền chính trị, và giữ vững nguyên tắc minh bạch, đạo đức
trong công tác phục vụ người dân. Khi Quốc hội rối ren, chúng ta nên động viên
các chính trị gia từ các bang tham gia và tránh cực đoan.
Nhưng xin các bạn nhờ
rằng chẳng có gì tự xảy ra cả. Tất cả những điều này phụ thuộc vào sự tham gia
của các bạn; phụ thuộc vào việc chúng ta chấp nhận trách nhiệm công dân của
mình, không phân biệt quyền lực đang xoay theo hướng nào.
Hiến pháp của chúng ta là một món quà
tuyệt vời và đáng chú ý. Nhưng nó cũng chỉ là một mẩu giấy, bản thân nó không
mang quyền lực. Chúng ta, người Mỹ, đem quyền lực tới cho mẩu giấy ấy. Chúng
ta, người Mỹ, cho nó ý nghĩa - với sự tham gia của chúng ta, với những lựa chọn
và những đồng minh chúng ta theo đuổi. Chúng ta có đứng lên vì tự do của mình
hay không. Chúng ta có tôn trọng và thực thi pháp luật hay không, đó là lựa
chọn của chính chúng ta. Nước Mỹ không hề mong manh. Nhưng chẳng gì có thể đảm
bảo những thành quả của hành trình đi đến tự do mà chúng ta vẫn theo đuổi.
Trong thông điệp chia tay, Tổng thống
George Washington cho rằng chính quyền tự trị là nền tảng cho sự an toàn, thịnh
vượng, tự do, nhưng “những nguyên nhân
khác nhau từ những nơi khác nhau sẽ gây ra nhiều đau khổ… để làm suy yếu niềm
tin của bạn”.
Michelle! ... Trong suốt 25 năm qua,
em không chỉ là vợ anh, mẹ của các con anh mà còn là người bạn tốt nhất của
anh. Em đã đảm nhận một vai trò mà em chưa từng đòi hỏi và hoàn thành nó bằng
sự duyên dáng mà vẫn gan góc, với phong cách và khiếu hài hước của riêng em.
Joe Biden!... Ông là lựa chọn đầu tiên
của tôi cho nội các và cũng là người giỏi nhất. Không chỉ vì Ông là một phó
tổng thống tuyệt vời mà còn vì tôi đã có thêm một người anh trai với cuộc mặc
cả này.
Tôi thực sự có một yêu
cầu cuối cùng cho các bạn với tư cách tổng thống. Điều này tương tự điều tôi
yêu cầu khi các bạn đánh cược vào tôi 8 năm trước. Tôi muốn các bạn giữ vững
niềm tin. Không phải tin vào khả năng mang đến thay đổi của tôi, mà mà tin vào
chính khả năng của các bạn.
Đúng, chúng ta có thể
Đúng, chúng ta đã làm được
Đúng, chúng ta có thể
Cảm ơn các bạn! Chúa phù hộ các bạn và
nước Mỹ!
No comments:
Post a Comment