QUÊ HƯƠNG TÔI ĐÓ
QUA THƠ TRẦN THÚC VŨ
Ngô Quốc Sĩ
Từ ngày miền Nam rơi vào tay cộng sản,
dân Việt mãi ngậm ngùi tiếc nhớ những ngày vàng son khi Sài Gòn được thế giới gọi
là “ Hòn ngọc Viễn Đông”. Bên thắng cuộc coi 30 tháng 4 năm 75 là ngày “giải phóng” trong khi dân Việt vẫn coi đó
là ngày “mất nước”, bởi lẽ dù tên gọi
Việt Nam còn đó, nhưng thực sự, đất nước đã lọt và tay bọn con hoang tha hóa phản
bội, cam tâm làm Việt Gian bán nước cầu vinh. Từ đó, thi ca Việt thường đậm mầu
bi đát như tiếng quốc vang vọng, thể hiện niềm tiếc thương và tủi hận, cũng như
ước mơ một ngày mai quê hương thanh bình tươi sáng, tiêu biểu như Trần Thúc Vũ
qua thi phẩm “Dựng Cõi”, đặc biệt là
bài “Việt Nam quê hương thống khổ”
Vào thơ, tác giả đã thốt lên một tiếng
kêu như thể tiếng chuông báo tử nhằm đánh thức dân Việt trước hiện thực bi đát
của quê hương đang chôn vùi bao thế hệ trong tối tăm và hận thù. Tác giả đã cảm
thấy buốt nhức trước thực trạng một số người Việt sống thờ ơ, hầu như ngái ngủ
và vô cảm trước hiện tình đất nước tang thương, dân tộc quằn quại trong địa ngục
đỏ:
Hãy thức dậy,
Hỡi
trái tim Việt-nam!Bao nhiêu tối tăm,
Đang bao trùm Đất Mẹ
Bao nhiêu năm hận thù,
Chôn vùi bao thế-hệ!
Tác giả muốn đánh thức
dân Việt để đối diện với những oan khiên đang đày đọa dân tộc trong tủi hổ, điêu linh, hận thù và chia rẽ, do bọn
người vỗ ngực tự hào là kẻ chiến thắng, rồi tìm cách trả thù bên thua cuộc, áp
bức bóc lột, đẩy họ vào cuộc sống xác xơ, dù biết đó chính là anh em cùng một mẹ,
cùng mang giòng máu Lạc Hồng:
Xương trắng máu đào - Nồi da xáo thịt,,
Ôi Việt-nam! Đã tận cùng khánh-kiệt,
Bao nhiêu năm bằng đó những cơ-hàn!
Bao nhiêu năm bằng đó những thương-tâm,
Bằng đó những điêu-linh, hận thù, chia rẽ..
Ôi Việt-nam! Đã tận cùng khánh-kiệt,
Bao nhiêu năm bằng đó những cơ-hàn!
Bao nhiêu năm bằng đó những thương-tâm,
Bằng đó những điêu-linh, hận thù, chia rẽ..
Không còn bút mực nào để diễn tả những bất hạnh chất ngất
của dân tộc. Giang sơn gấm vóc, ruộng đồng phì nhiêu chuyên chở sức sống của dân
tộc tù ngàn năm, nay biến thành sông máu, chan hòa uất hận và tủi nhục như thể
vết thương không thể khâu vá:
Nỗi đau nhức của dân ta vô
vàn khôn-xiết kể!Năm mươi năm u-uẩn sớm mai hồng
Này núi, này sông, này ruộng, này đồng
Này vẫn đó, vết thương còn rỉ máu
Tác giả không thể hiểu được tại sao những đứa con cùng một mẹ, cùng
chia sẻ niềm đau đất nước, cùng một mối ưu tư về quê hương, mà cộng sản miền Bắc
lại đành tâm chỉa súng vào anh em miền Nam với con mắt thù hận, quyết không đội
trời chung:
Cùng một nỗi quặn đau,
Cùng một lòng trăn-trở
Mà cớ sao chia lẻ giống nòi chung!
Bôi mặt đành sao, thù-hận sao đành!
Cùng một lòng trăn-trở
Mà cớ sao chia lẻ giống nòi chung!
Bôi mặt đành sao, thù-hận sao đành!
Từ hiện thực đau buồn hôm nay, Trần Thúc Vũ đã mời dân Việt trở về với
giòng sử oai hùng từ thời dựng nước, để nhớ lại tinh thần đoàn kết trăm họ Diên
Hồng, để noi gương tiền nhân và hãnh diện với những chiến thắng oanh liệt, chiếu
rạng sử xanh:
Hãy nhớ lại cùng nhau thuở Vua Hùng dựng nước
Bao chiến-công gom bởi một lòng son,
Những gian-nguy hun đúc chí kiêu-hùng
Trong nô-lệ chuyển lên thành bất-khuất!
Thân dẫu mất- Không bao giờ chịu nhục
Nước mới còn gấm vóc đến hôm nay
Bao chiến-công gom bởi một lòng son,
Những gian-nguy hun đúc chí kiêu-hùng
Trong nô-lệ chuyển lên thành bất-khuất!
Thân dẫu mất- Không bao giờ chịu nhục
Nước mới còn gấm vóc đến hôm nay
Nhưng đau đớn thay! Càng mở lại trang sử oai
hùng của tổ tiên, tác giả lại càng thấy nhức buốt và tủi thẹn, vì hôm nay, linh
khí tiền nhân hình như đã mịt mờ xa khuất, thay bằng thái độ thờ ơ khiếp nhược
và hận thù. Nếu ngày nào, Trần Dần “bước
đi không thấy phố thấy nhà” vì bóng dáng quê hương đã chìm khuất trong mưa
máu trên màu cờ đỏ, thì hôm nay, Trần Thúc Vũ lại phải đau lòng chứng kiến cảnh
máu lệ nhuộm đỏ quê hương:
Lòng quặn thắt khi mở từng trang sử
Những Anh-hùng, Liệt-nữ của ta xưa,
Những Chiến-sĩ vô-danh từ thuở dựng cờ
Mà linh-khí giờ đây mịt mờ máu lệ!
Những Anh-hùng, Liệt-nữ của ta xưa,
Những Chiến-sĩ vô-danh từ thuở dựng cờ
Mà linh-khí giờ đây mịt mờ máu lệ!
Hiện thực bi thảm. Qúa khứ nhạt mờ. Lịch
sử đảo ngược. Giờ đây, Trần Thúc Vũ chỉ biết làm gã kéo chuông để làm vang vọng
tiếng chuông lịch sử nhằm đánh thức toàn thể dân Việt thức dậy, noi gương cha ông,
“lấy đại nghĩa để thắng hung tàn lấy chí
nhân mà thay cường bạo”, tiếp nối con đường cứu nước và dựng nước:
Hãy thức dậy- hỡi Việt-nam nứt rạn!
Đem yêu-thương xoa dịu những thương đau
Đem yên-vui thay thế những u-sầu
Đem nhựa sống cho thêm ngày lộc biếc
Đem yêu-thương xoa dịu những thương đau
Đem yên-vui thay thế những u-sầu
Đem nhựa sống cho thêm ngày lộc biếc
Trong nỗ lực cứu nguy tổ quốc, dân Việt sẽ nắm tay nhau kề vai sát cánh,
chung tim óc để cùng khâu và những đổ vỡ thương đau của qúa khứ. Hẳn nhiên, nợ
phải đền, thù phải trả, nhưng với truyền thống bao dung và nhân ái, dân Việt sẽ
mở rộng vòng tay để cổ võ đoàn kết, chung sức kết đoàn xây dựng tổ quốc, làm lại
lịch sử:
Hãy lấp lại hố sâu của trùng trùng cách biệtHãy quên đi một thuở hận thù kia,
Tay chung tay đem Xuân thắm quay về
Gieo mạch sống trên khô cằn sỏi đá,
Một khi dân Việt nắm tay nhau gieo mầm sống trên sỏi đá, thì lịch sử
sẽ được viết lại. Những trang sử đen, đúng hơn là những trang sử máu sẽ được
thay bằng những dòng chảy đầy tình người, có nắng ấm chan hòa, có hoa tươi có mướt.
Đó chính là bình minh rạng rỡ trên quê hương đổi mới:
Chẻ núi khơi nguồn- tưng bừng hoa cỏThổi tan đi sương bủa cõi Nam ta
Kéo mặt trời lên cho nắng ấm chan-hòa
Trên Đất Mẹ Việt-nam mịt mùng u tối
Giấc mơ thanh bình của Trần Thúc Vũ không biết bao giờ sẽ thành hiện
thực. Nhưng ngày vinh quang đó chắc chắn sẽ tới. Tin tưởng như thế nên tác giả đã
thật sự cảm thấy thật vui, lòng đầy tin yêu, nắm tay dân Việt bước vào vận hội
mới có tiếng chim ca, có hoa nở rộ như mùa xuân quê hương:
Gió chợt sớm,Lòng chợt vui, lá hoa vồn vã gọi,
Chim tụ đàn ríu rít những hừng đông
Một giải non sông thoắt chợt dâng hồng
Sống
để mơ và mơ để sống. Đó là tất yếu của cuộc đời, cũng là tất yếu của Trần Thúc
Vũ và của toàn thể dân Việt, luôn luôn vượt khỏi ràng buộc của qúa khứ và vướng
bận với hiện tại để mơ về tương lai. Đó chính là ý nghĩa của sử tính trong triết
học. Nói khác, dân Việt không chỉ sống với “sử
ký” là chuỗi những biến cố chết như lá héo cành khô, mà thiết yếu sống với “lịch sử” như một giòng sống liên tục, tạo
nên giòng sinh mệnh có máu hồng, có mồ hôi nước mắt , nhưng cũng chất chứa bao
niềm hãnh diện và tự hào của dân tộc.
Bao u-uẩn đã trôi về quá-khứ,Nắm chặt tay nhau viết mới từng trang sử
Lòng mở lòng- Mắt biếc gọi trời xanh...
Ngời sáng những tin yêu,
Quét sạch oán hờn
Vận-hội mới thênh thang giữa lòng dân-tộc!
Thế đó! Anh Trần Thúc Vũ đã dừng lại, nhưng giòng sinh mệnh dân tộc
còn chảy mãi như giòng sữa Âu Cơ, nguồn yêu thương bất tận…
No comments:
Post a Comment