NIỀM ƯỚC MƠ NGƯỢC ĐỜI
MÀ CHÍNH ĐÁNG
Ngô Quốc Sĩ
Trào phúng, nói lái, nói bóng gió hay nói
lời hai ý, “ý tại ngôn ngoại” là những
nét đặc trưng của văn chương Việt Nam. Trần Tế Xương với Tết Dán câu Đối, Nguyễn
Công Trứ với Hàn Nho Phong Vị Phú, nhất là Hồ Xuân Hương với Bánh Trôi, Qủa Mít,
Cái Quạt..là những nét bút tiêu biểu của văn chương châm biếm, mà đối tượng có
thể là chính mình, bạn bè hay những nhân vật và những hiện tượng chướng tai gai
mắt trong xã hội. Hôm nay, một ngòi bút mang tên Robert Lee, qua một bài thơ không
tên cũng đã tiếp tục truyền thống châm biếm đó, với giọng điệu mới lạ, nhưng đầy
tính cách mỉa mai cay đắng, nhắm vào chế độ cộng sản tại Việt Nam hiện thời.
Số là khi Hoa Kỳ cho
chiếc hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt cặp bến Đà Nẵng ngày 5 tháng 3,
2020 thực hiện chuyến viếng thăm Việt Nam trong khi Trung Quốc và thế giới đang
đối phó với nạn dịch vi khuẫn Coronavirus, và cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị tổ
chức Đại Hội 13, Robert Lee đã nhìn thấy đó như một dấu hiệu đáng mừng, và thẳng
thắn bày tỏ những cảm nghĩ thật buồn cười. Thật vậy, bài thơ không tên của
Robert Lee qủa thật xỏ xiên, phải đọc và hiểu phía sau ngôn ngữ, chẳng hạn “xâm lăng” chính là giải phóng, “xâm lược” chính là cứu nguy, “kềm
kẹp” chính là giải thoát, “lòng mặn đắng”
chính là niềm phấn khởi vô bờ:
Anh lỗi hẹn cùng em về Đà Nẵng
Để tận nhìn bọn Mỹ - Ngụy xâm lăng
Em yêu ơi lòng này sao mặn đắng
Mỹ lại vào kìm kẹp khắp quê hương...?
Để tận nhìn bọn Mỹ - Ngụy xâm lăng
Em yêu ơi lòng này sao mặn đắng
Mỹ lại vào kìm kẹp khắp quê hương...?
Tuy vui mừng
thấy dấu hiệu “Mỹ Ngụy” trở về khi
chiến hạm ghé bến, nhưng vẫn phập phồng lo âu, vì chưa dám tin “đế quốc” có thực tâm muốn “xâm lược” Việt Nam lần nữa để cứu nguy
dân Việt hay không?
Tới làm gì hỡi Hàng Không Mẫu Hạm ?
Để Việt Nam lần nữa được ấm no !
Việt Nam ơi ta giờ quá âu lo
Sợ bọn Mỹ éo thèm về xâm lược
Để Việt Nam lần nữa được ấm no !
Việt Nam ơi ta giờ quá âu lo
Sợ bọn Mỹ éo thèm về xâm lược
Ước mong Mỹ trở lại để phục hồi qúa khứ huy
hoàng thuở nào không biết có chính đáng không, nhưng ít ra cũng nói lên niềm hy
vọng trong tuyệt vọng như thể ánh sáng cuối đường hầm. Nhớ lại bốn mươi ba năm
trước, từ ngày Mỹ ra đi, Việt Nam đã rơi vào bàn tay ác qủy, dân tộc lầm than,
đất nước điêu linh, tự do rẫy chết! Đã thế, bọn con hoang đã nhẫn tâm đem gia
tài của mẹ dâng hiến cho ngoại bang, nhận chìm
đất nước xuống vực thẳm:
Bốn mươi ba năm từ ngày “giải phóng”
Biển khóc sầu dòng máu đỏ trào tuôn
Hải đảo xa vất vưởng những oan hồn
Rừng Tây Nguyên máu loang màu đỏ thắm
Biển khóc sầu dòng máu đỏ trào tuôn
Hải đảo xa vất vưởng những oan hồn
Rừng Tây Nguyên máu loang màu đỏ thắm
Thật mỉa mai hết chỗ nói! Mong Mỹ trở lại “xâm lược” mà lại nói là “lo”
cho thêm mỉa mai, thật ra đó chỉ là mơ ước để dân được ấm no, nhất là để tương
lai Việt nam tươi sáng với trẻ thơ cắp sách tới trường hấp thụ nền giáo dục
chân chính, để thành người hữu ích giúp nước giúp đời, đúng ý nghĩa “thụ nhân” của Quản Trọng mà Hồ Chí Minh đã
chôm chỉa “trăm năm trồng người”
Lo ngày sau trẻ con đều đi học
Lo sữa bơ sách vở được cho không
Lo sữa bơ sách vở được cho không
Lo thầy cô sẽ tận tụy hết
lòng
Dạy trò ngoan nên người yên xã hội
Dạy trò ngoan nên người yên xã hội
Mơ Mỹ về để tương lai Việt Nam tươi sáng,
tác giả còn mơ ước sự hỗ trợ của đồng
minh sẽ cải thiện tình trạng bi đát hiện
tại, đưa đất nước trở lại thanh bình, chấm dứt những oan khiên thù hận do búa
liềm cờ máu gây họa. Quê hương trở lại yên vui và đáng hãnh diện như hòn ngọc
Viễn Đông ngày nào, với sáo gió vi vu rừng thiêng, với hồn thiêng sông núi ngủ
yên, sẽ trở lại với dân Việt sau những ngày “giải phóng” tàn phá oan nghiệt:
Chỉ một lần và một lần
thôi nữaĐể muôn đời đất Mẹ mãi bình yên
Để hồn thiêng sông núi được ngủ yên
Trên cánh rừng thiêng vi vu sáo gió
Trong giấc mơ thanh bình đó, dân Việt sẽ sống an vui với sông núi yên
lành giang sơn gấm vóc, như giòng sông nhỏ dịu dàng chất đầy mộng mơ! Mẹ già
không phải còng lưng vất vả nuôi con
nuôi cháu ngày đêm, nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ trưa yên lành:
Để làng thôn, phố phường, dòng sông nhỏ
Chảy dịu dàng thơm ngọt giấc mơ xưa
Để nội tôi được yên giấc ngủ trưa
Không bôn ba trên từng con phố nhỏ
Chảy dịu dàng thơm ngọt giấc mơ xưa
Để nội tôi được yên giấc ngủ trưa
Không bôn ba trên từng con phố nhỏ
Trên quê hương thanh bình mơ ước đó, sẽ không
còn trẻ thơ phải bán thân nuôi miệng, sẽ không còn những mẹ già lê la vỉa hè phố
chợ, sống vất vưởng như dân oan hôm
nay. Già trẻ đều mỉm cười với tương lai
dưới mái hiên ấm cúng ấp ủ tình người:
Để mẹ tôi và từng đàn em nhỏ
Không lê la ngày tháng bán tương lai
Để ngoại tôi vui vẻ miếng trầu cay
Bên mái hiên mà không là góc phố
Không lê la ngày tháng bán tương lai
Để ngoại tôi vui vẻ miếng trầu cay
Bên mái hiên mà không là góc phố
Gia đình bình yên. Dân tộc hãnh diện. Tệ nạn
xuất khẩu lao động hay làm dâu xứ người, nô lệ tình dục phải chấm dứt để gia
đình sum họp yên vui, và thi thể mẹ Việt Nam khỏi bị cắt đứt chia lìa. Trăm con
về quy tụ trong bọc mẹ, và Hoàng Sa Trường Sa trở về nối lại biển đảo ngày xưa:
Chị, anh tôi không cúi đầu tủi hổ
Bán thân mình bèo bọt xứ trời xa
Để biển xanh rộn rã tiếng reo ca
Hoàng - Truờng Sa yên bình ru sóng biếc
Bán thân mình bèo bọt xứ trời xa
Để biển xanh rộn rã tiếng reo ca
Hoàng - Truờng Sa yên bình ru sóng biếc
Và cũng từ đó, dân Việt sẽ trở về cội nguồn,
quy về một mối, không còn chia rẽ Bắc Nam, không còn kỳ thị kẻ thắng người
thua, chỉ còn niềm hãnh diện của con cháu lạc Hồng kiêu hùng bất khuất. Bình
minh sẽ nở rộ non sông và dân Việt sẽ cùng nhau vui hưởng tự do thanh bình:
Để quê hương các anh hùng hào kiệt
Còn nhớ tên mình dòng máu Lạc Hồng
Bình minh về nở rộ khắp non sông
Đời Tự Do thanh bình vui em hả ?!
Còn nhớ tên mình dòng máu Lạc Hồng
Bình minh về nở rộ khắp non sông
Đời Tự Do thanh bình vui em hả ?!
Không biết niềm mơ ước có biến thành hiện thực
hay không, nhưng dù sao cũng đã nói lên lời cầu khẩn thiết tha của dân Việt trước
thảm trạng hôm nay. Hẳn nhiên, con dân đất Việt, ai mà chẳng yêu quê hương, độc
lập và chủ quyền dân tộc, ai mà chẳng ghi khắc lời dạy của tổ tiên, “không để một tấc đất lọt vào tay giặc.”
Nhưng oái oăn thay! Hôm nay dân Việt đang bị cộng sản đày đọa, kề gươm vào cổ,
mà chỉ mong ước lưỡi gươm cùn đi một chút, chậm đi một lát để thêm một vài hơi
thở, như lời thổ lộ của Võ Thị Hảo! Trong tình cảnh nghiệt ngã đó, Robert Lee
đã khẩn thiết cầu xin người Mỹ, từng là đồng minh, trở lại giải cứu Việt Nam. Hẳn
nhiên như thế không khỏi mang tiếng vọng ngoại, nhưng biết làm sao đây, khi bộ
máy chém giết còn hoành hành, khi chế độ đao phủ còn siết cổ dân tộc? Chiếc thuyền Việt Nam đang
chìm, chẳng lẽ dân Việt không được quyền bám vào chiếc phao cứu mạng sao? Thôi
hãy biểu tỏ niềm cảm thông với tác giả, dám nói thay cho cả một dân tộc đang bị
bạo lực khống chế, và đang mong một thế lực cứu tinh:
Đế quốc ơi xin một lần nữa
ác
Xin hãy kìm hãy kẹp nữa dân tôi
Để Việt Nam được chìm trong đêm tối
Dưới muôn vàng ánh sáng xứ cờ hoa
Xin hãy kìm hãy kẹp nữa dân tôi
Để Việt Nam được chìm trong đêm tối
Dưới muôn vàng ánh sáng xứ cờ hoa
Phải nói ngay rằng, thật khó mà tưởng tượng được tính cách bi đát của
bản điếu văn, yêu nước thiết tha mà phải nài nỉ xin ngoại bang xâm lược để giải
cứu Việt Nam khỏi cơn khổ nạn, để dân Việt được nhìn thấy tự do, bước đi trong
vinh quang của thời xưa cũ:
Đế quốc ơi dân tôi thấm lắm
Xin một lần xâm lược nữa tôi đi
Một lần nữa để Việt Nam bước đi
Trên con đường vinh quang ngày xưa đó
Xin một lần xâm lược nữa tôi đi
Một lần nữa để Việt Nam bước đi
Trên con đường vinh quang ngày xưa đó
Thật
mỉa mai cay đắng đến nghẹn lời, nhưng “gặp
thời thế thế thời phải thế”. Không biết lời van xin có được đáp ứng hay
không, nhưng cũng đã thể hiện được niềm ước mơ chính đáng của dân tộc, đang
chìm ngập vũng lầy tăm tối, đang bị đày đọa địa ngục trần gian, ngẩng đầu lên
chờ một chút khí thở, một tia sáng cứu rỗi như ánh nến Phục Sinh…
No comments:
Post a Comment