CHIA NHAU CHÉN HẬN
Ngô Quốc Sĩ
Mối hận mất nước còn đó
như những giọt máu đỏ tươi, làm cho dân Việt trong nước cũng như ngoài nước xót
xa tê điếng. Nhất là những người đã từng cầm súng bảo vệ độc lập và chủ quyền của
miền Nam, nay đứt lìa tan tác, kẻ ra đi tủi hận nơi tha hương, người ở lại uất
nghẹn tại quê nhà. Mỗi lần có dịp gặp lại nhau, là mỗi lần chén hận lại dâng trào,
nói sao cho hết, uống mấy cho vơi! Thơ văn lưu vong trong 45 năm qua cũng đã chuyên chở biết bao
thương nhớ tủi hận tiêu biểu như Phạm Tín
An Ninh, Tô Thùy Yên, Hoàng Phong Linh, Trần Trung Đạo…Hôm nay, chúng ta lại có
dịp chia sẻ nỗi đau chất ngất đó của một cựu chiến sĩ trong nước, qua bài thơ “Bên Đời Bẻ Bút” của Như Không, với những
vần điệu xé lòng…
Vào thơ, Như Không đã thổ lộ niềm vui
vô bờ người cựu chiến sĩ trong nước, được gặp lại đồng đội thuở xưa, nay đã cách
xa bên kia đại dương xa thẳm. Người đời vẫn nói “xa mắt cách lòng”, nhưng trường hợp các chiến sĩ cộng hòa hoàn toàn
khác hẳn. Càng xa mặt càng nhớ thương vô bờ, nên khi gặp lại, mọi người đều cảm
thấy ấm áp, gắn bó, hồn ửng nắng với những tâm cảm dạt dào:
Bạn ở xa về mời chén rượu
Nắng Sai Gòn như cũng vàng thêm
Hào sĩ bốn trời chưa gặp mặt
Có xa xôi mới biết tình gần
Nắng Sai Gòn như cũng vàng thêm
Hào sĩ bốn trời chưa gặp mặt
Có xa xôi mới biết tình gần
Vui mừng là phải, bởi lẽ có thể coi cuộc gặp gỡ
đồng đội trong tình “huynh đệ chi binh”
giữa những người cách xa nửa vòng trái đất qủa là một kỳ ngộ. Đã một thời sống
chết bên nhau nơi chiến trường đẫm máu. Rồi một thời cùng nghẹn ngào nuốt hận trong trại tù dị sử
bất nhân. Nhất là đã một ngày phải ngậm ngùi chia tay nhau, kẻ phiêu bạt nơi trời Tây, kẻ chôn chân tại
trời Đông, đâu biết có bao giờ hy vọng gặp lại? Thế mà trời đất tròn, rồi cũng đã
có cơ hội chia nhau chén tủi hờn, nhấp men cay mà nhớ lại một thời vung kiếm diệt
thù. Tuy kiếm đã gãy, tóc đã đổi màu, nhưng cũng cảm thấy an ủi có dịp chia mối
sầu chung:
Ta kẻ phong trần cung kiếm
gãy
Một thời kiêu bạt chuyện đao binh
Một thời kiêu bạt chuyện đao binh
Rượu rót
tràn ly say chẳng nổi
Tóc bạc mày chau chuyện bất bình
Từ giã cung kiếm đã lâu. Trong hoàn cảnh nghiệt ngã của kẻ thua
cuộc, phải buông súng khi tinh thần chiến đấu còn ngút ngàn, người chiến sĩ
đã từng cầm súng nay đành cầm bút để giăng trải nỗi lòng người dân mất nước
. Nhưng bi đát thay! Súng đã gãy ngày nào, thì giờ đây, hình như bút
cũng chẳng còn sắc bén. Trần Dần ngày nào đã kiên cường dùng dao viết văn trên đá.
Còn ta hôm nay, trước hiện thực đất nước điêu linh, đương nhiên phải nói phải
viết, mà không hiểu sao ngòi bút lại cùn, như thể vô dụng, nói ra viết ra cũng
chẳng cứu vãn được gì , nếu không nói là thừa thải! Thôi xin đành bẻ bút cho đỡ
uất hận, còn nỗi đau dân tộc thì xin gửi trời đất cho loãng bớt cơn đau:
Chữ nghĩa cũng đau điều
oan khuất
Bao câu thơ viết chẳng ra hồn
Đứng giữa trời xanh mà bẻ bút
Nỗi niềm đem gửi với càn khôn
Bao câu thơ viết chẳng ra hồn
Đứng giữa trời xanh mà bẻ bút
Nỗi niềm đem gửi với càn khôn
Cái bi đát ở đây là men ruợu cay không làm vơi bớt hận sầu, và bút bẻ
gãy rồi mà lòng lại thêm chua xót đắng cay, bởi lẽ càng đối diện với hiện thực
bi đát tại quê nhà hôm nay, vết thương qúa khứ lại càng rỉ máu đỏ tươi. Những kẻ đang vỗ ngực tự hào chiến thắng, hãnh
diện đã dành lại độc lập tự do cho dân tộc,
mà thực chất chỉ là một lũ con hoang, nhẫn tâm làm Việt gian bán nước, dâng hiến
gia tài của mẹ cho ngoại bang. Chế độ hôm nay là chế độ Chiêu Thống, Trần Ích Tắc,
đang làm hoen ố lịch sử với manh tâm thái thú, cúi đầu làm tay sai cho giặc để giữ
đảng và giữ ghế. Ngày nào Lê Lợi đã lên án
“bọn gian tà còn bán nước cầu vinh” khi
“Quân
cuồng Minh thừa cơ gây hoạ”, thì
hôm nay, người cựu chiến sĩ cộng hòa cũng
noi gương người xưa, kết tội lũ con hoang nhẫn tâm bán nước, phản bội tổ tiên,
lại còn vênh vang ngựa xe rủng rỉnh, áo mão nghênh ngang:
Bốn cõi còn chưa yên bóng giặc
Nên lòng chát chúa tiếng gươm đao
Áo mão xênh xang Trần Ích Tắc
Ngựa xe vênh váo bọn chư hầu
Nên lòng chát chúa tiếng gươm đao
Áo mão xênh xang Trần Ích Tắc
Ngựa xe vênh váo bọn chư hầu
Qúa đau khổ và uất hận, người cựu chiến sĩ đã mượn hơi cay để tìm quên. Nhưng men rượu đã
không giúp quên bớt đau buồn, mà còn làm nỗi đau dâng cao, đưa người say vào ảo
giác. Đối diện bóng mình trong đêm khuya, người chiến sĩ đã mời trăng cùng chia
sớt hớp rượu tủi hờn, rồi mơ ngày dân Việt bừng dậy, nổi lửa cách mạng, giải cứu
quê hương. Người chiến sĩ đã mơ thấy từng đoàn quân kéo về cứu nguy tổ quốc, tiếng
reo hò dậy vang đất trời:
Có lúc nửa đêm nâng chén
rượu
Một mình. Một bóng. Một trăng khuya
Lòng không gió nổi mà tan tác
Ngỡ tiếng quân reo vọng bốn bề
Một mình. Một bóng. Một trăng khuya
Lòng không gió nổi mà tan tác
Ngỡ tiếng quân reo vọng bốn bề
Hẳn nhiên, trong tiếng reo hò vang
dậy đó, không phải chỉ có những người chiến sĩ cộng hòa ngày nào, mà có
cả những “người chiến sĩ Tháng Tám” của
Bùi Minh Quốc, những chàng “Bộ đội Cụ Hồ”
của Phan Huy. Nói chung đó là tiếng thét của toàn dân Việt đứng lên đáp lại tiếng
gọi tổ quốc. Nhưng mơ vẫn chỉ là mơ! Khi tỉnh rượu cay, người chiến sĩ thuở nào
lại phải đối diện với thực tại thê thảm của đất nước. Chắc chắn ngày đất nước
vinh quang sẽ tới, nhưng ở tuổi xế chiều, người cựu chiến binh đã cảm thấy ưu tư
ngậm ngùi, không biết mình còn sống được
bao lâu, còn có cơ hội nhìn thấy quê hương bừng sáng không? Đời người ngắn ngủi.
Nợ nước chưa trả xong. Cảm thức trách nhiệm của người trai đã làm cho người cựu
chiến binh cảm thấy có tội với đất nước, như thể vô dụng, đã không đền đáp nợ núi
sông. Thật bi đát! Mặc cảm tội lỗi đã làm cho ngưởi chiến sĩ nghẹn ngào, sợ một ngày không xa, phải ra đi
trong tức tưởi, không nhắm mắt được khi lâm chung, và sẽ mãi mãi tủi hổ trong áo
quan rã mục:
Gần thôi, đến lúc ta nằm xuống
Giờ lâm chung mắt nhắm không đành
Nghĩ sống uổng một đời vô dụng
Quan quách không chừng cũng hổ danh
Giờ lâm chung mắt nhắm không đành
Nghĩ sống uổng một đời vô dụng
Quan quách không chừng cũng hổ danh
Tuy không dấu nổi niềm đau, và không trông đợi nhiều ở quê nhà, người
cựu chiến sĩ vẫn còn nuôi hy vọng ở khối người Việt tha hương, mong người Việt
tị nạn không quên đất nước, lợi dụng thời cơ và hoàn cảnh thuận lợi để hỗ trợ
cho công cuộc đấu tranh đầy chính nghĩa của dân Việt:
Bạn mai xứ lạ về
bên ấy
Cuối chiều lẻ một bóng chim bay
Ta cũng riêng lòng đau biết mấy
Vọng bóng trăng mài kiếm bên trời
Cuối chiều lẻ một bóng chim bay
Ta cũng riêng lòng đau biết mấy
Vọng bóng trăng mài kiếm bên trời
Hy vọng người đi bên trời xa sẽ mài kiếm dưới trăng như
Kinh Kha thuở nào, rồi mang kiếm qua
bờ sông Dịch trở về diệt trừ bạo tặc. Lời nhắn gửi thật tha thiết, không biết có thấm
sâu vào lòng người Việt tha hương năm châu bốn bể không? Xin nhắc nhở rằng, đồng
bào ruột thịt trong nước đang chờ đợi chúng ta . Không cần biết lời nhắn gửi có
khả thi hay không, nhưng cần ghi nhận kỳ
vọng chính đáng của đồng bào tại quê nhà, và tìm cách đáp ứng. Người Việt tị nạn
cần nhìn lại chính mình như kẻ lưu vong, ra đi với ước nguyện trở về, không thể
vội quên qúa khứ, không thể bị tha hóa mất gốc, rồi cố gắng làm tất cả những gì
có thể làm được để hỗ trợ công cuộc đấu tranh của 95 triệu đồng bào trong nước.
Có như thế mới thực sự chia nhau chén hận, và khỏi làm người trong nước thất vọng…Mong
thay!
No comments:
Post a Comment