TA VỀ ĐÂU LẦN NỮA HẢ
EM?
Ngô Quốc Sĩ
Ra đi, trở về, là lối mòn quen thuộc của dòng
đời ngược xuôi. Nhưng trong dòng sinh mệnh chia lìa xuống biển lên non của dân
Việt, ra đi và trở về thường nhuộm màu bi đát. Ra đi không về, hay “anh trở về trong đôi nạng gỗ, anh trở về
dang dở đời em! “. Cũng thế, Phạm
Duy “Hai lần bỏ xứ”ra đi, một ngày 54
một ngày 75, rồi đã trở về tưởng là hồi hương, nhưng đành ra đi trong cô đơn trên
quê hương đọa đày! Nguyễn Cao Kỳ ra đi rồi trở về, tưởng góp công xây dựng đất
nước, nhưng đã nhắm mắt trong tủi nhục như
vết nhơ đáng nguyền rủa muôn đời. Còn Văn Nguyên Dưỡng, nhà thơ nực mùi áo trận
cũng ra đi, cũng trở về, nhưng sao lòng cứ băn khoăn tự hỏi không biết về đâu!
Bài thơ “Ta về đâu?” đã chuyên chở niềm
tâm cảm ray rứt đó, làm nhiều người ngậm ngùi chua xót..
Qua bài thơ, tác giả đã chia sẻ nỗi đau
qua 2 lần ra đi và trở về. Lần đầu ra đi vào ngục tù cộng sản sau 75, rồi trở về
từ cõi chết mà nhìn đất nước tang thương, nhà cửa tan nát! Lần sau bỏ nước ra đi
tìm tự do, lưu vong trên đất khách, tâm nguyện trở về nhưng chẳng biết về đâu khi
quê hương đã mờ khuất!
Lần đầu “trở gót về quê” từ ngục tối, tác giả tưởng “thành sầu đã khép lại” Oái oăm thay, thành sầu còn đó và còn dâng
cao hơn, với những nỗi đau chất ngất. Mẹ đã nhắm mắt. Em cũng ra đi, bỏ lại nửa
mảnh dư đồ rách nát:
Một
tấc lòng cảm khái
Còn một nửa mảnh dư đồ đổ nát
Sót lại
Mẹ mất rồi
Em cũng đã ra đi
Ta về đâu
Ta sẽ về đâu hỡi
Trong nỗi
mất mát lớn lao đó, tác giả chỉ còn biết quay về tìm lại bóng mình, nhưng đâu còn
thấy gì ngoài những kỷ niệm đau buồn thời chinh chiến:
Học chưa thành
Danh chưa toại
Mà thân đã vùi sâu trong
lửa binh
Hủy hoại
Bản thân đáng thương, đất nước còn đáng
thương hơn, với lửa máu ngập trời, xương trắng và thây người phơi trên hoang lộ như chứng tích
của thời sử đen:
Trời ơi lửa và máu
Xương trắng vùi nông sâu
Mà thây người đầy hoang lộ
Ta khóc cho người hay khóc cho ta
Tác giả
đã khóc,
khóc cho ta và bi đát hơn là khóc cho người, bởi lẽ dân Việt đang trải qua một
cuộc đổi đời quá bi thảm. Người gạt lệ ngậm ngùi rời quê cha đất tổ, người ở lại
cúi đầu nén dòng lệ tủi, nhìn quê hương thay ngôi đổi chủ:
Cửa nhà ta đã mất
Bạn bè cũng bỏ nhau
Người ra đi
Kẻ đứng lại cúi đầu
Khóc thân phận
Hay khóc quê hương đổi chủ
Tất cả trở thành xa
lạ. Còn đâu phố cũ người xưa! Sài Gòn ngà ngọc nay mang tên tội đồ dân tộc. Áo
lụa Hà Đông thay bằng bà ba đen, dép râu tai bèo nón cối, nghênh ngang giữa hàng
cờ máu phất phơ:
Thương phố cũ thay người
Ngác ngơ giữa thành đô
Phất phơ hàng cờ máu
Ta đau lòng
Quê hương ta đâu
Đáng buồn nhất là quê hương luôn ám ảnh
bởi hình bóng ngoại bang. Hôm nay, những tên chủ mới đã nhẫn tâm làm tay sai
cho Tàu, dâng hiến gia tài của mẹ cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc:
Một tấc đấc một tấc vàng
Pháp
Nhật
Mỹ
Tàu
Hết kẻ ra người vào
Rồi bán buôn đổi chác
Trên đầu những người ngu
Của từng thế hệ
Trở về lần hai, từ quê
hương tạm dung, về thực hay chỉ trong tâm tưởng, cũng không phải chỉ để khoe áo
gấm hay mặc áo the đi guốc mộc, mà để biểu lộ khí phách Kinh Kha qua Dịch Thủy.Tác
giả đã nhìn thẳng vào mặt bọn bạo chúa mà
hỏi, đất nước này có còn thuộc về dân Việt không?
Bây giờ ta trở lại
Hỏi thử người bên kia
Hay tự hỏi lòng
Non sông này
Có phải là đất trời chung
Hỏi để mà hỏi, chứ thừa
biết, non sông này là của chung, nên xin mời mọi người mười phương tám cõi về đây
chung chén Hồ Trường, vỗ đùi mà ngâm một bài thơ hay, bàn về khí phách người cuồng
sĩ:
Hỏi người ơi tám cõi
Ai là người tri kỷ
Hãy đến cùng ta ngâm
một bài thơ hay
Mà bàn về khi phách
Nhưng đừng luận
anh hùng
Thấm men rượu và hồn thơ lai láng, tác
giả thoáng thấy quê xưa hiện về, với lịch sử liệt oanh, với linh địa Phong Châu, Đền Hùng,
với non sông hùng vĩ, văn hiến nghìn năm:
Hình như khí thiêng còn tích tụ
Đất Phong Châu
Đền Hùng
Nơi nước dâng đá dựng
Như phượng múa rồng chầu
Như gấm thêu lụa trải
Phong thủy thâm sâu kỳ bí
Bốn nghìn năm hùng vĩ một trời Nam
Quê hương ta đó
Ta có về được không
Từ niềm hãnh diện với non
song cẩm tú, dân tộc bất khuất và tổ tiên anh hùng, tác giả đã chửi thẳng vào mặt
bọn con hoang phản bội:
Ta những người thua cuộc
Ta đánh mất tự do
Bây những người thắng cuộc
Bây sẽ đánh mất tổ quốc
Rồi như một thông điệp cứu nguy tổ quốc,
tác giả đã tha thiết kêu gọi bọn con hoang mau thức tỉnh, quay về tạ tội với tổ tiên:
Hỡi thế hệ Việt Nam
Thế hệ Hồ Chí Minh
Thế hệ Nguyễn văn Linh
Hỡi thế hế Trọng Lú
Hãy quay về đất tổ
Đền Hùng
Để dập đầu tạ lỗi
Cùng tổ tiên
Đã mãi quốc cầu vinh
Tạ lỗi với tổ tiên, đồng
thời tỏ lòng sám hối, quay về với đại khối dân tộc, kề vai chung sức xây dựng đất nước:
Mau ăn năn hối cãi
Để giữ còn sông núi
Và chống giặc Bắc phương
Không mấy
hy vọng những kẻ thắng cuộc hồi tâm tỉnh trí, dù hôm nay, trí thức bỏ đảng đang là hiện tượng phổ biến. Riêng tác
giả, là một người thua cuộc lưu vong, cũng xin cúi đầu tạ tội các thế hệ con cháu:
Ta cúi đầu tạ lỗi những thế hệ Việt Nam
Từ nghìn trước muôn sau
Xin tạ lỗi quê hương
Và đồng bào yêu dấu
Thân bất như vân tải
Bốn biển một trời sầu
Bốn biển
một trời sầu. Văn Nguyên Dưỡng đã sầu. Toàn dân Việt đang sầu. Sầu mất nước. Sầu lưu vong. Sầu mất tự do dân chủ. Xin hỏi những kẻ thắng cuộc có
còn chút lương tri và và tâm cảm để chia sẻ mối sầu “lấp cả vòm trời” này không?
No comments:
Post a Comment