Wednesday, September 5, 2018


THÔNG BÁO

của Ông / Ngài David Kilgour, cựu Quốc Vụ Khanh Đặc trách Á Châu - Thái Bình Dương và cựu Quốc Vụ Khanh Đặc trách Mỹ Châu La Tinh & Phi Châu của Canada

Tôi rất vinh dự được thông báo rằng người nữ blogger nổi tiếng thế giới Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, còn gọi là Mẹ Nấm của Việt Nam đã được đề cử giải Nobel Hòa Bình năm 2018 bởi Dr. Marc Arnal, Giáo Sư Danh Dự và cựu Khoa Trưởng St. Jean của Đại Học Alberta tại Edmonton, Alberta, Canada.

Mẹ Nấm, tù nhân lương tâm nổi bật, đã tự xác định cho đại sự.  Sinh ra và lớn lên trong thời đại sau cuộc chiến tranh Việt Nam, cô vỡ mộng với chế độ chính trị hiện tại. Cô không chỉ gặp rắc rối sâu sắc trong khi sống tại một đất nước bị quấy nhiễu bởi nạn nghèo khổ, phân biệt đối xử, tham nhũng và ngược đãi nhân quyền mà cũng còn cảm thấy bị phản bội bởi những khẩu hiệu chính trị rỗng tuếch của giới lãnh đạo chính trị.  Kể từ năm 2006, Mẹ Nấm, như tên gọi, đã quyết tâm chiến đấu cho một xã hội tốt hơn, nơi đồng bào của cô có quyền tự do căn bản để suy nghĩ, để viết, để phát biểu, để sống mà không sợ hãi và để quy trách nhiệm các viên chức chính phủ đối với hành động của họ.  Là một thành viên sáng lập của Vietnamese Bloggers Network [Mạng Lưới Blogger Việt Nam], cô bắt đầu liên quan đến thực tế của đời sống tại Việt Nam và sự đau khổ triền miên của người Việt.

Là một người bảo vệ kịch liệt cho tự do ngôn luận và nhân quyền, Mẹ Nấm đã từ chối im lặng. Bằng cách công khai nói lên ý kiến của cô về một số vấn đề quốc gia có tầm mức tối quan trọng như những vụ chết người trong khi bị cảnh sát giam giữ, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp tại Biển Đông, và cách xử sự của chính phủ xử lý vụ Formosa, Mẹ Nấm đã chiếm được chú ý trên thế giới.  Để đàn áp và trừng phạt người bất đồng chính kiến được ủng hộ này, chế độ cộng sản Hà Nội đã giam giữ Mẹ Nấm dựa trên các bài viết đăng trên mạng truyền thông xã hội của cô và những cuộc phỏng vấn của cô với Radio Free Asia và Voice of America.  Việc vi phạm nhân quyền này đã tạo ra sự lên án mạnh mẽ trên khắp thế giới.  Đặc biệt, các tổ chức nhân quyền và tự do báo chí đã tham gia lên án phiên tòa và kết án cô sau đó.  Committee to Protect Journalists (CPJ) [Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả] kết luận: « Kết án Mẹ Nấm đến 10 năm tù ở vì các bài viết của cô là một bất công đáng ghê tởm. »

Theo Dr. Arnal, «Tôi chắc chắn rằng thế giới chúng ta tốt hơn bởi vì người blogger can đảm này. Mẹ Nấm có can đảm để viết về sự đau khổ triền miên của dân chúng Việt Nam và diễn thuyết công khai về nhu cầu cấp bách cho dân chủ và phẩm giá con người.  Nhiều người sẽ đồng ý rằng tự do ngôn luận phải được thể hiện bởi sự tuân thủ nhân quyền và luật tự nhiên, tức là những điều kiện tiên quyết cho một xã hội tự do và công bằng.  Đáng buồn thay, trường hợp của cô nhắc cho chúng ta về thực tế đáng buồn tại nhiều nơi trên thế giới, nơi mà sự bắt giam bất công áp đặt lên những người bày tỏ ý tưởng phù hợp với nhân quyền và luật tự nhiên nhưng không phù hợp với tư thế của chính phủ. »

Trong một phỏng vấn với CNN, Mẹ Nấm chính thức nói một cách trực tiếp vấn đề này bằng cách khẳng định rằng bảo vệ quyền căn bản của con người cho mọi người trên khắp thế giới là một nhiệm vụ công dân đáng kính trọng.

Sự hy sinh của Mẹ Nấm trong việc bảo vệ tự do ngôn luận và phẩm giá con người cho dân tộc của cô được đánh giá cao trên khắp thế giới.  Kết quả là cô được trao rất nhiều giải thưởng nhân quyền quốc tế, trong đó có giải thưởng Amnesty International Hellman-Hammett vào năm 2010 và giải thưởng Civil Rights Defender of the Year vào năm 2015.  Gần đây, chính phủ Mỹ đã thể theo đó mà công nhận và trao tặng Mẹ Nấm giải thưởng International Women of Courage vào năm 2017 do “sự can đảm của cô trong việc nói lên các vấn đề xã hội dân sự, tạo cảm hứng cho sự thay đổi một cách hòa bình, kêu gọi sự minh bạch của chính phủ và cơ hội cho các quyền căn bản của con người trong một cách rộng lớn hơn nữa, và cô là tiếng nói của tự do ngôn luận.”

Để tôn vinh một blogger nổi tiếng mà lòng can đảm và nghị lực đã chiếm được sự ngưỡng mộ của thế giới và để công nhận một nữ tù nhân lương tâm Á châu có nhiệm vụ thiêng liêng là nói sự thật và để bảo vệ quyền tự do của con người và nhân phẩm cho đồng bào của cô, tôi khuyến khích tất cả tổ chức, định chế và những người quan tâm hãy hỗ trợ đề cử của Dr. Arnal.

Xin vui lòng bày tỏ hỗ trợ của bạn bằng cách viết thư cho:

The Swedish Academy
P.O. Box 2118
SE-103 13 Stockholm
Telephone: +46 (0)8-555 125 00
Telefax: +46 (0)8-555 125 49  E-mail: sekretariat@svenskaakademien.se

No comments:

Post a Comment