NHÌN VƯỢT QUA HIỆN TƯỢNG
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Tiểu Thạch Nguyễn Văn
Thái, Ph.D
Philadelphia, ngày 11
tháng 9, 2018
Mới đây vào ngày
22 tháng Hai, năm 2018, Hữu Nguyên của tờ Saigon Times (SGT) qua tựa đề bài báo
“Phỏng Vấn Bên Bờ Sông Hương” đã mô tả lại cuộc phỏng vấn Hoàng Phủ Ngọc Tường
về những diễn biến của vụ thảm sát Mậu Thân 1968. Trong cuộc phỏng vấn này,
Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thú nhận là ông ta đã: (1) nói láo là không có mặt
trong vụ thảm sát Tết Mậu Thân 1968, (2) đích thân nhúng tay vào việc giết người
trong vụ Tết Mậu Thân, (3) viết về những diễn biến trong vụ Tết Mậu Thân một
cách không trung thực vì phải viết theo lệnh của Đảng Cộng sản, (4) biến chất
-- vì Đảng Cộng sản lừa dối – từ một con người nhân hậu không bao giờ biết nói
dối thành một con người tàn ác, gây chết chóc và tang tóc cho bảy, tám ngàn người
(lời của Hoàng Phủ Ngọc Tường) dân Huế vô tội, (5) Cộng sản Việt Nam là một tổ
chức xấu xa, ghê tởm, đầy tội ác, và lường gạt Nhân dân đi theo con đường tội
ác đó, và (6) khuyến cáo “bất cứ ai có lương tâm và trí khôn…hãy ngàn lần lên
án tôi – Hoàng Phủ Ngọc Tường – kẻ đã theo Việt Cộng, bị Việt Cộng đánh thức tất
cả thú tính trong con người tôi, nên tôi đã gây nên muôn vàn tội ác với quê
hương, dân tộc, thân nhân, bằng hữu…và ngay cả bản thân tôi. Xin hãy lấy bi kịch
của cuộc đời một tên Việt Cộng nằm vùng như tôi làm gương, vĩnh viễn đừng bao
giờ theo Việt Cộng.” Con đường đi từ một tên sát nhân cuồng bạo đến ngày thú tội
đại gian, đại ác của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một hành trình khập khểnh rất dài,
chiếm một khoảng thời gian 50 năm (1968-2018), và có lẽ đầy dẫy những khắc khoải
vừa bệnh hoạn vừa đau thương.
Từ vụ Tết
Mậu Thân 1968 đến 1982 – khoảng thời gian 14 năm đang còn đầy ắp hơi men chiến
thắng – Hoàng Phủ Ngọc Tường đã được ông Burchett, người làm ra 13 tập phim tài
liệu Vietnam: A Television History [Việt Nam: Trang sử Qua Truyền Hình], phỏng
vấn về vụ thảm sát Mậu Thân. Trong cuộc phỏng vấn này, Hoàng Phủ Ngọc Tường khẳng
định là ông ta đã có mặt tại Huế trong thời gian này, và đổ tội cho người Mỹ đã
thả bom vào bệnh viện gần chợ Đông Ba, giết chết 200 người dân Huế vô tội; một
số nguỵ quân, nguỵ quyền thì bị người dân bất mãn nổi dậy giết chết để trả thù
vì những hành vi ác đức mà những người đó, những người có tội, đã gây ra; còn một
số ít là do bị cách mạng giết lầm và việc giết lầm này là chuyện xảy ra ở bất cứ
cuộc chiến nào. Trong “Những Ngôi Sao trên Đỉnh Văn Lâu”, Hoàng Phủ Ngọc Tường
còn mô tả ông đi trong một con đường hẽm tối dẫm lên máu của người dân bị Mỹ
ném bom chết mà ngỡ là đã dẫm lên bùn. Đoạn văn này chủ ý xác định hai điểm:
(1) Hoàng Phủ Ngọc Tường có mặt trong vụ thảm sát Mậu Thân, (2) người dân Huế
đã bị người Mỹ ném 2 bom giết chết. Tài liệu tham khảo trích dẫn ở cuối bài có
dư để minh chứng là điểm (2) chỉ là một vu cáo trắng trợn. Điểm (1) thì chính
Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tự phản bác trong cuộc phỏng vấn với Thuỵ Khê (RFI:
Radio France Internationale) tại Paris ngày 12 tháng 7, năm 1997. Trong cuộc phỏng
vấn này, Hoàng Phủ Ngọc Tường xác định là ông ta tham gia kháng chiến, lên bưng
từ 1966 và chỉ trở lại Huế năm 1975. Do đó, ông không có mặt tại Huế trong dịp
Tết Mậu Thân và cũng do đó không thể nhúng tay vào máu của đồng bào Huế như những
lời vu cáo là ông làm chủ toạ cho một vụ xử án tại trường Gia Hội Huế và đã ban
hành lệnh chôn sống 204 người dân Huế vộ tội, trong số những nạn nhân này, một
số là học trò cũ của ông khi ông còn dạy trường Quốc Học, Huế; cũng như cùng với
Nguyễn thị Đoan Trang đã bắn chết Ông Phó Thị Trưởng Trần Đình Thương (HPNT nói
sai là Thị Trưởng
ình Thương
(HPNT nói sai là Thị Trưởng). Nhưng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã quên là 15 năm trước
đó, trước khi trả lời cho Thuỵ Khê, ông đã khẳng định với Burchett là ông đã có
mặt tại Huế, cũng như trong “Những Ngôi Sao Trên Đỉnh Văn Lâu” ông cũng xác định
là ông đã dẫm chân lên con hẽm đầy máu đồng bào Huế do Mỹ nguỵ ném bom gây nên.
Để giàn xếp sự mâu thuẫn khó chối cãi này, Hoàng Phủ Ngọc Tường – qua bức thư
“Lời Xin Lỗi chưa Trọn Vẹn” -- đã xác định là “người ngoại cuộc, nhưng đã nhận
vơ là nhân chứng khi trả lời nhà báo Burchett”; cũng như đã thổ lộ tâm tình qua
bài “Lời Cuối cho Câu Chuyện Quá Buồn” do Nguyễn Quang Lập đăng trên Facebook
ngày thứ Sáu, mồng 9 tháng Hai, năm 2018. Trong bài này Hoàng Phủ Ngọc Tường khẳng
định là ông không có mặt tại Huế trong dịp Mậu Thân, nhưng tất cả những gì ông
nói trước đó về những diễn biến trong vụ thảm sát Mậu Thân đều đúng với sự thật.
Duy chỉ có một điều sai là ông đã mạo nhận ông là người chứng kiến những diễn
biến đó, nhưng sự thực, theo ông, là ông chỉ nghe các đồng chí của ông thuật lại
mà thôi. Biện giải này cho phép người ta nghĩ là Hoàng Phủ Ngọc Tường vô tội,
trong lúc tội ác của người Mỹ và nguỵ quân, nguỵ quyền là có thực và đáng lên
án. Trong “Phỏng Vấn Bên Bờ Sông Hương” của Hữu Nguyên, ngày 22 tháng 2, năm
2018, khi được hỏi là vì lý do nào mà ông đã mạo nhận, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã
trả lời là: “Trong hoàn cảnh của tôi, giữa tội mạo nhận và tội ác giết người,
tôi phải chọn một. Tội mạo nhận chỉ bị khinh bỉ, nhưng không bị ghê tởm và đời
đời bị nguyền rủa, bị lên án, bằng tội giết người.” Nghĩa là ông đã giết người,
như ông đã thú tội. Tóm lại những tố cáo về tội ác của Hoàng Phủ Ngọc Tường
cũng như những biện giải của Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ yếu xoay chung quanh vấn
đề Hoàng Phủ Ngọc Tường có mặt tại Huế trong vụ thảm sát Mậu Thân hay không. Tuy
nhiên, sự kiện Hoàng Phủ Ngọc Tường có mặt hay không tại Huế trong vụ thảm sát
Mậu Thân không còn là vấn đề then chốt nữa khi mà Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thú
nhận tất cả tội lỗi và chính ông đã khuyến cáo “bất cứ ai có lương tâm và trí
khôn…hãy ngàn lần lên án tôi – Hoàng Phủ Ngọc Tường – kẻ đã theo Việt Cộng, bị
Việt Cộng đánh thức tất cả thú tính trong con người tôi, nên tôi đã gây nên
muôn vàn tội ác với quê hương, dân tộc, thân nhân, bằng hữu…và ngay cả bản thân
tôi. Xin hãy lấy bi kịch của cuộc đời một tên Việt Cộng nằm vùng như tôi làm
gương, vĩnh viễn đừng bao giờ theo Việt Cộng.” Đã rõ ràng như thế thì Hoàng Phủ
Ngọc Tường có đáng bị nhân dân nguyền rủa hay đưa ra toà án quốc tế về tội diệt
chủng như người Do Thái đã và đang làm hay không? Xét cho cùng thì Hoàng Phủ Ngọc
Tường chỉ là hiện tượng chứ không phải là bản chất. Bản chất biến thái khi con
người vong thân, bị dẫn đưa đến thành một trong nhiều hiện tượng khác nhau. Bản
chất là tự do nằm giữa hai cực – theo Erich Fromm – tự dođi đến (Freedom to) và
tự do thoát khỏi (Freedom from). Tự do đi đến là tự do khai phá nhằm đạt được
chân, thiện, mỹ trong triết học áp dụng vào cuộc sống và nghệ thuật. Tự do
thoát khỏi là thứ tự do nhận thấy mình bị áp bức, bị câu thúc, bị kềm kẹp, bị
gông cùm, bị nô lệ, bị đô hộ và nhận thấy mình có nhu cầu bức thiết phải thoát
khỏi những ràng buộc đó. Theo chứng minh của Erich Fromm thì loại tự do này khi
đạt được, không giải thoát con người mà trái lại làm cho con người cảm thấy bơ
vơ, lạc lõng và đơn độc, dẫn đến kết quả -- trên bình diện cá nhân cũng như lịch
sử các quốc gia – là đi tìm đối tượng để áp đặt những gì mình đã từng chịu đựng
trước kia, như áp bức, nô lệ, v.v… Là một nhà trí thức lý tưởng, Hoàng Phủ Ngọc
Tường nhận thấy chính quyền miền Nam đầy giẫy thối nát, tham nhũng, lạm quyền
và lệ thuộc ngoại bang; mất chủ quyền quốc gia khi cả nữa triệu quân đội Mỹ đổ
bộ vào miền Nam Việt Nam mà không cần tham khảo ý kiến của chính quyền; ngân
sách quốc gia hoàn toàn lệ thuộc vào viện trợ Mỹ. Thoát khỏi sự nô thuộc này là
một nhu cầu thiết yếu! Mặt khác, theo một lối nhìn phiến diện thì Đảng cộng sản
đã có công đưa Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của người Pháp và đảng này lấy lý
thuyết Mác-xít làm nền tảng, một lý thuyết mà sự phân tách sự bóc lột của “tư bản
man rợ” đối với công nhân -- dựa trên vận hành của cuộc cách mạng kỷ nghệ tại
Anh vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, và tại Mỹ vào khoảng cuối thế kỷ 19 –
rất có cơ sở và đầy tính nhân bản. Do đó cũng dễ hiểu tại sao Hoàng Phủ Ngọc Tường
đi theo cộng sản để đi tìm thứ tự do thoát khỏi gông cùm, thoát khỏi nô thuộc.
Tuy nhiên, điểm quan trọng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường không
nhận chân được về chính quyền miền Nam là không có chính quyền nào trên thế giới
mà không có thối nát, tham nhũng, và lạm quyền. Vấn đề là vấn đề cường độ. Thử
nhanh chóng so sánh cường độ thối nát, tham nhũng, và lạm quyền của nền Đệ I và
Đệ II Cộng hoà với chính quyền cộng sản Việt Nam hiện nay thì rõ ràng ngay. Về
vấn đề lệ thuộc ngoại bang thì đành là Hoa Kỳ có thái độ lấn áp đối với chính
quyền miền Nam. Nhưng sự hiện diện của họ hoàn toàn không có mục đích xâm chiếm
lãnh thổ, khai thác tài nguyên quốc gia, mà chỉ có mục đích thoả mãn nhu cầu
ngăn chặn sự bá quyền của Nga và Trung cộng mà thôi. Đúng ra thì nhu cầu này
cũng phù hợp với nhu cầu quốc gia tự do miền Nam. Về ảo tưởng tính độc lập của
chính quyền miền Bắc, Hoàng Phủ Ngọc Tường đâu có biết trong chiến dịch chống
Pháp, chống Mỹ, Trung cộng đã chuyển trên 300,000 binh lính Tàu vào Việt Nam và
Nga thì tiếp tế súng đạn. Nợ nần đang phải trả gần như là toàn lãnh thổ quê
hương Việt Nam hiện nay! Về thuyết Mác-xít, trên bình diện thực hành -- chưa
nói đến những sai lầm trong việc ứng dụng luận lý có tính tâm linh của Hegel
qua biện chứng pháp duy vật của Marx-Engel – thì chuyên chính vô sản không thể
thực hiện được vì (1) quần chúng vô sản không có khả năng để quản trị, (2) phải
có thành phần trí thức ưu tú và chuyên viên đảm trách guồng máy chính quyền, và
(3) một khi thành phần ưu tú nắm được quyền lực thì sẽ không bao giờ buông thả
và quyền lợi của quần chúng vô sản đã biến thành quyền lợi của giai cấp ưu tú nắm
quyền lực. Cách mạng của giai cấp vô sản đã nghiễm nhiên biến thành thành trì
kiên cố bảo vệ những đặc quyền, đặc lợi của những cá nhân độc tài, tàn ác như
Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông mà kết quả là trên một 100 triệu người đã phải chết
đi một cách tức tưởi và phi lý.
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà trí thức, nhưng là một
nhà trí thức nửa mùa. Hiểu biết không tới nơi tới chốn, thiếu tầm nhìn, và trên
con đường tìm thứ tự do giải 4 thoát chứ không phải thứ tự do sáng tạo, đã đồng
hoá bản ngã với một lực lượng vô đạo đức, vô nhân tính, nhưng khoác chiếc áo đạo
đức dân tộc giả để lường gạt nhân dân. Từ những thập kỷ 60 cho đến nay, Hoàng
Phủ Ngọc Tường đã nửa tỉnh nửa mê, khập khiểng trên mê lộ của vong thân, đánh mất
bản ngã, rồi bỗng thức dậy qua cuộc “Phỏng Vấn Bên Bờ Sông Hương”. Nhưng trước
khi thức tỉnh, tại sao ông ta, một giáo sư hiền hoà, ăn nói văn hoa, được đa số
học trò mến chuộng, lại có thể trở thành một tên sát nhân dã man, ra lệnh chôn
sống 204 người tại trường Gia Hội, và tham gia vào cuộc thảm sát 5327 người dân
Huế vô tội và bắt đi mất tích 1200 người. Như đã có nói trên, một khi ông đã đồng
hoá mình với lực lượng vô đạo đức, vô nhân tính, nhưng khoác chiếc áo đạo đức
dân tộc giả, tức Đảng Cộng sản, mà ông gọi là “lương tâm dân tộc”, là “quan điểm
chiến tranh cách mạng” thì ông đã hoàn toàn đánh mất bản ngã mà chỉ còn là một
hiện tượng phản ánh những phần li ti bên ngoài của đảng Cộng sản mà thôi. Ông
không còn có tự do hành động mà chỉ hành động như những con người máy (robot) của
đảng cộng sản, theo lệnh của đảng cộng sản. Đảng Cộng sản cướp của, giết người
thì Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng giết người, không còn biết trách nhiệm, vì trách
nhiệm thuộc về đảng. Chính Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thú nhận như thế
Để cắt
nghĩa điều phi lý này, Stanley Milgram, một nhà tâm lý xã hội và là giáo sư tại
đại học Harvard và Yale, đã thực hiện một cuộc thí nghiệm về sự vâng phục và đã
phát hành cuốn sách Obedience to Authority [Sự Vâng Phục Uy Quyền] năm 1974 nói
về cuộc nghiên cứu này. Cuộc thí nghiệm gồm có một số người cò mồi của Stanley,
ngồi phía bên kia tấm kiếng. Bên này tấm kiếng là một người được làm thí nghiệm,
ngồi trước một cái máy cho điện giật những người bên kia tấm kiếng khi họ học
không thuộc một danh sách của một số từ được chọn ngẫu nhiên. Máy cho điện giật
có những nút vặn từ cường độ nhẹ lên nhiều cường độ mạnh hơn, cho đến độ ghi rõ
là nguy hiểm đến tính mạng. Bên cạnh người được làm thí nghiệm là một nhà khoa
học, lạnh lùng, khoác chiếc áo trắng của phòng thí nghiệm. Cứ mỗi lần học viên
học không thuộc thì ông chỉ nói là “không sao, cứ tiếp tục trừng phạt”. Những
người được làm thí nghiệm là những người tình nguyện được chọn ngẫu nhiên từ giới
bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, cũng như từ những người bình thường trong các giới và cấp
bậc trong xã hội. Những người này cứ thản nhiên trừng phạt những học viên từ nhẹ
đến nặng hơn rất nhiều, và trên 60 phần trăm đã thản nhiên trừng phạt đến chỗ
nguy hại đến tính mạng. Dĩ nhiên là dây điện buộc vào tay các học viên chỉ là
giả, nhưng các học viên thấy được những đèn trước mặt mình sáng lên theo nút bấm
nặng nhẹ từ phía bên kia tấm kiếng và đã được huấn luyện la hét tuỳ theo độ nặng
nhẹ. Để tìm hiểu thêm, giáo sư Stanley sau đó còn cho học viên ngồi sát bên cạnh
người trừng phạt. Trong trường hợp này đã có người không những trừng phạt tới mức
nguy hiểm đến tính mạng học viên mà còn dùng tay đè học viên ngồi xuống khi học
viên vùng vẫy, giãy giụa vì quá đau đớn. Điều này giúp giáo sư Stanley hiểu được
tại sao những người Đức Quốc Xã đã có thể giết hằng triệu người Do Thái trong
các phòng hơi ngạt hay chôn sống họ một cách thản nhiên. Họ có thể thực hiện
công việc giết người tàn ác như thế vì họ tin tưởng ở cấp trên thần tượng của họ
cũng như những người được làm thí nghiệm tin tưởng vào nhà khoa học mang chiếc
áo khoác trắng. Họ không còn có tự do lựa chọn mà chỉ biết thi hành lệnh do thần
tượng của họ ban ra; thần tượng của họ đúng và đã lãnh phần trách nhiệm rồi.
Thần tượng của Hoàng Phủ Ngọc Tường là “lương tâm dân tộc”,
là “quan điểm chiến tranh Cách Mạng”, là Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng tại sao
Hoàng Phủ Ngọc Tường lại có thể thức tỉnh? Câu trả lời có lẽ nằm ở chỗ (1) những
người Việt quốc gia mà Hoàng Phủ Ngọc Tường gọi là “có lương tâm và trí khôn”
đã liên tục trong suốt 43 năm (1975-2018) cố gắng đánh thức ông dậy khỏi cơn mê
vong thân bằng cách trưng dẫn những bằng chứng cụ thể và chính xác về những
hành động tội lỗi và tàn ác của ông, (2) tuổi của ông đã già cộng thêm bệnh đột
quỵ, phải ngồi xe lăn với ý thức cuối đời là mình có thể ra đi – không biết về
đâu, nhưng xác suất về chỗ ổn định, hạnh phúc hẳn là không cao - - bất cứ lúc
nào, (3) nhất là gia tài tinh thần để lại cho con cháu thì thật là thê thảm, và
(4) sau cùng là những gì ông đã từng tranh đấu suốt đời để chống lại, như chính
quyền thối nát, tham nhũng, lạm quyền; nô thuộc ngoại bang; lý thuyết và triết
lý sống của chính quyền miền Nam thực ra đều trăm nghìn lần tốt đẹp hơn những
gì ông đang chứng kiến. Ông đã đánh mất bản ngã, đã đắm chìm trong mê lộ vong
thân. Tiếng kêu thất thanh của ông không cứu vãn được một bản ngã đang sắp rơi
vào cõi hư vô, nhưng vang vọng của tiếng kêu này còn có hy vọng cảnh báo những
người khác cũng đang lầm lạc trong mê lộ này và cũng đang vận hành như những hiện
tượng, như những người máy, không có linh hồn, không có tự do sáng tạo vì hào
quang giả tạo của Đảng Cộng sản đã chiếu rọi ánh sáng vào một khả năng đánh lừa
họ vô tiền khoáng hậu -- như đã đánh lừa Hoàng Phủ Ngọc Tường -- và đã đánh cắp
bản ngã chân chính của họ. Niềm hy vọng của những người “có lương tâm và trí
khôn” là những người tôn sùng Đảng Cộng sản làm thần tượng sớm thức tỉnh trước
khi cảm thấy mình già cỗi, sắp đi vào cõi chết với ý thức rất rõ ràng là mình
đang để lại cho con cháu một gia tài tinh thần bi đát đáng kinh tởm. Hoàng Phủ
Ngọc Tường là một hiện tượng của quá khứ. Chúng ta chỉ nhìn vào tương lai đang
sáng toả trong niềm hy vọng những con người vong thân nhất quyết giành lại bản
chất tự do sáng tạo của mình.
No comments:
Post a Comment