Sunday, December 10, 2017

TIỄN EM VÀO TƯƠNG LAI

TIỄN EM VÀO TƯƠNG LAI
      
                                                                  Ngô Quốc Sĩ
         Tin từ Việt Nam và các trang mạng toàn cầu cho biết Phương Uyên đã rời Việt Nam, sang Mỹ du học ngày 30 tháng 11 năm 2017. Thiết tưởng không nên qúa bận tâm giờ này Phương Uyên đang ở đâu làm gì, mà cần chú trọng tới sự kiện Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng đã tổ chức buổi tiễn đưa Phương Uyên thật cảm động. Giáo sư Tương Lai đã dặn dò Phương Uyên: “Con xứng đáng được học bổng này và con hãy cố gắng học thành tài để sau này về góp sức xây dựng và phát triển đất nước. Con hãy cố gắng để đừng phụ công cha mẹ và những người ủng hộ đã sát cánh cùng con những năm qua.”

           Cảm động nhất là GS Nguyễn Đăng Hưng, trong buổi “tiệc ly” đã đọc rồi ngâm bài thơ viết tặng Phương Uyên khi em được phóng thích năm 2013. Bài thơ mang tên “Em 20 tuổi”.
          Trước đây, nhiều người đã nói và viết về Phương Uyên, người  con gái quyết liệt chống ngoại xâm với thái độ bất khuất trước vành móng ngựa. Nguyễn Quang Lập ghi nhận phong thái hiên ngang của Phương Uyên: “Suốt phiên tòa, Uyên & Kha đều ngẩng cao đầu”. Song Chi cũng đề cao phong thái ấy trong bài “Ngẩng cao đầu, tiếp bước nhau vào nhà tù nhỏ”.  Ngô Nhân Dụng, xem phong thái ấy là tiêu biểu cho cả một thế hệ mới ở Việt Nam: Một thế hệ không cúi đầu”.
          Phương Uyên đã bị cộng sản Việt Nam đuổi khỏi đại học một cách bất công với tội danh “vi phạm pháp luật nước công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Quyết định trên đã làm dân Việt phẫn nộ, tiêu biêu như Nguyễn Tường Thụy đã khẳng định: "Đây là một quyết định vô nhân đạo, nhằm bịt kín tương lai của sinh viên Nguyễn Phương Uyên khi cuộc đời của Uyên tất cả còn ở phía trước, mặc dù không biết Phương Uyên có ý định theo học nữa hay không."
          Nay, học bổng du học Mỹ đã mở ra một con đường mới, dẫn Phương Uyên vào tương lai đầy hứa hẹn, không phải chỉ cho cá nhân em, mà cho cả tuổi trẻ Việt Nam..
          Trở lại bài thơ “Em 20 tuổi” GS Nguyễn Đăng Hưng ngâm tiễn Phương Uyên, mọi người đều cảm thấy lòng xao xuyến, vừa vui mừng  trước con đường mở ra cho tuổi trẻ Việt Nam, vừa phẫn nộ trước chủ trương của Hà Nội, nhằm bóp chết lòng yêu nước của dân Việt.
          Trước hết, GS Hưng đã không dấu nổi niềm hãnh diện về Phương Uyên, một thiếu nữ chân yếu tay mềm, nhưng ý chí sắt thép, ngạo nghễ trước bạo lực. Ông đã coi em như một nhân vật “thần thoại”, can đảm nhận lãnh sứ mệnh tổ quốc giao phó, tình nguyện mang cả thế hệ trên đôi vai nhỏ bé của mình:
                    Em hai mươi tuổi nào ngờ
                   Em thành thần thoại giữa bờ tương lai
                   Em cười áo trắng mảnh mai
                   Em mang thế hệ trên vai nhẹ nhàng
          Nhìn lại lịch sử Việt Nam, mỗi khi đất nước lâm nguy, thường xuất hiện những bậc anh thư  bên cạnh các đấng nam nhi, vung gươm giải cứu dân tộc. Trưng Trắc Trưng Nhị  xả thân trả nợ nước thù nhà. Triệu Ẩu quyết khơi dậy sóng cuồng biển Đông đánh tan giặc Tàu: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!
                        Tổ tiên oai hùng như thế, mà hôm nay, “con cháu bác” đã quên lời di chúc của Trần nhân Tông Các ng ười phải nhớ lời ta dặn, không để mất một tấc đất của tiền nhân để lại. Hãy đề phòng quân Đại Hán Trung Hoa”, rồi quay mặt đi trước thảm họa của đất nước mà Lê Lợi đã cảnh báo:
                   Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa
                   Bọn gian tà bán nuớc cầu vinh
                   Nướng dân đen trên ngọc lửa hung tàn
                   Vùi con đỏ xuống duới hầm tại vạ
          Theo GS Hưng, Việt Nam hôm nay đang trải qua một thời sử đen. Cộng sản làm con người mất lương tri, không còn phân biệt chánh tà, trở nên vô cảm, khiếp nhược, mà không biết nhục:
                   Cái thời tà chánh ngổn ngang
                   Cái thời biển đảo bạn vàng lấn xâm
                   Cái thời như dại như câm
                   Cái thời ô nhục oái ăm làm người!
            Hiện thực là thế ! Nhưng với truyền thống kiêu hùng, dân Việt không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực. Mang phận nữ nhi, Phương Uyên cũng như Mẹ Nấm, Phạm Thanh Nghiên, và bao người trẻ khác, đã nối gót Trưng Triệu tuyên chiến với tội ác, khơi dậy lòng yêu nước. “Tôi nghĩ hành động của mình nhỏ bé thôi … Nhưng tôi vui mừng và tự hào vì đã cống hiến cho đất nước, khơi dậy lòng yêu nước của các bạn trẻ, để họ không còn vô cảm nữa.”  Theo GS Hưng, đó là tiếng nói ngàn xưa vọng lại, kết tinh chân lý vĩnh hằng của dân tộc:
                   Em hai mươi tuổi một lời
               Em như nói hết lẽ đời ngàn xưa
               Lời em là nắng là mưa
               Là sớm là tối là trưa vĩnh hằng
              «Tôi tin ở lẽ công bằng
              Tôi chỉ chống cái nhố nhăng cường quyền
          Nhố nhăng cường quyền, nào còn ai khác ngoài cộng sản hèn với giặc, ác với dân. Vết chém trên lưng mẹ Việt Nam mãi còn rỉ máu:
                 Đỏ tươi màu máu còn nguyên
                « Giặc Tàu phải cút » lời nguyền sắt son
          Lời tuyên chiến của Phương Uyên là tuyên ngôn của nước non kiêu hùng, mãi ghi khắc vào sử xanh, làm lẽ sống của dân tộc:
                   Lời em là của nước non
                   Lời em là lẽ sống còn hôm nay
                  Ơi người con gái thơ ngây
                  Nghìn năm lịch sử còn đây sáng ngời…

          Mừng cho Phương Uyên bước vào con đường tương lai của tuổi trẻ. Tuyên truyền cộng sản đang tìm cách đốt cháy em, rêu rao em là công cụ của thế lực thù địch: “Dưới sự tài trợ của thế lực tư bản, Phương Uyên chắc chắn sẽ được Mỹ và các nước tư bản huấn luyện thành một công cụ đắc lực cho sự chống phá nước ta..” Không sao! Hà Nội đã sợ Phương Uyên, bởi lẽ là kim cương thì dù ở đâu cũng tỏa sáng, và ánh sáng đang làm cho bóng tối của dối trá và ác tâm run s ! Hãnh diện cho mẹ Việt Nam có được những người con gái như Mẹ Nấm, Phạm Thanh Nghiên, và Phương Uyên…Phương Uyên ra đi. Phương Uyên sẽ về. Hẹn một ngày về vinh quang..

          

No comments:

Post a Comment