NGUYỄN
XUÂN THIỆP
NỖI
BUỒN QUÁN TRỌ
Ngô quốc Sĩ
Nguyễn Xuân Thiệp
sinh quán ở Huế, học ở Huế và Sài Gòn, dạy
học tại Mỹ Tho. Ông nhập ngũ năm 1963,
làm việc cho phát thanh Quân Đội ở Pleiku, Đà Lạt, Sài Gòn.
Ông bị tù Cộng Sản từ 1975 tới 1982. Ông qua Hoa Kỳ năm
1995 theo diện HO, hiện định cư cùng gia đình ở Dallas, Texas
Ông
đã cho xuất bản tuyển tập thơ Tôi Cùng
Gió Mùa 1998. Chủ biên tạp chí Phố Văn từ 2000-2008.
Thơ Nguyễn Xuân Thiệp luôn luôn phảng
phất hình bóng quê mẹ Việt Nam với tình tự dân tộc rất đậm đà. Bóng quê xưa ẩn
hiện qua những chiếc lá bàng xào xạc ngoài sân như những đóm lửa sưởi ấm mùa
đông:
những chiếc lá bàng
trên sân ngày ấy
đã nhóm lên đống lửa
sưởi ấm mùa đông
trên sân ngày ấy
đã nhóm lên đống lửa
sưởi ấm mùa đông
Hôm
nay, quê hương cách ngăn, nơi quán trọ tạm dung, nhà thơ hồi tưởng, nhớ về
những chiếc lá bàng thuở nào, và qúa khứ bỗng nhiên sống dậy, đưa tác giả trở về tìm lại những cảm xúc ngày nào:
đêm
anh ngồi viết
những câu thơ này
trời không ánh lửa
đâu rồi
những chiếc lá bàng. trên sân nhà em
trong thơ em
để cho anh sưởi ấm
anh ngồi viết
những câu thơ này
trời không ánh lửa
đâu rồi
những chiếc lá bàng. trên sân nhà em
trong thơ em
để cho anh sưởi ấm
Quê hương cách xa nhưng hình bóng ngày cũ đã trở về, gợn lên ý thơ, nhóm
lên ngọn lửa giữa mùa đông, giữa cuộc đời mưa bay và bóng tối:
ôi. thơvà lá bàng
những ngọn lửa
của mùa đông
khi đời chỉ còn mưa bay và bóng tối
Lá bàng chỉ về trong kỷ niệm, còn tiếng ve đã
đến trong hiện thực, trên ngọn sồi già tạm dung, đưa tác giả trở về với những
buổi trưa hè nóng bức nơi quê mẹ.
chiều
đứng nhìn vầng trăng mọc sớm
bỗng nghe tiếng ve ran
trên ngọn sồi già
tưởng mình đang đứng
trước cổng khu vườn thời nhỏ
Tiếng ve đã làm sống lại cả một
thời thơ ấu, ngây ngô mà nên thơ, hồn nhiên hoa mộng, gợi lên tiếc nuối và mong
ước trở về:
em có nghe tiếng ve
của thời thơ ấu ấy
cùng anh
thuở đầu trọc
tắm sông. bẻ trộm bắp
chưa biết tới nỗi buồn
bao giờ
bao giờ
anh về lại. bến xưa
Nhớ thời thơ ấu, rồi nhớ luôn cả thời
khoác áo chiến binh, xông pha nơi chiến trường bảo vệ quê hương trước mộng xâm
lăng của loài qủy đỏ. Nghe tiếng qụạ kêu, hình ảnh chiến địa bỗng
nhiên ẩn hiện với con chuồn chuồn đậu trên nón sắt:
bóng
quạ trên cành khô
kêu quạ quạ
nhớ về chiến địa xưa
con chuồn chuồn đỏ đậu trên
cái nón sắt
mây bay mây bay
ngồi lại bên đường
trò chuyện với chiếc lá khô
và hòn đá
cười như mơ
Đáng nhớ nhất là nỗi đau của tác
giả, người chiến sĩ cộng hòa khi vừa ra tù cộng sản, thật thểu như kẻ lạc loài.
Hình như người tù lương tâm đã bị xã hội
loài người bỏ , chỉ còn biết làm bạn với
vầng trăng và con dế:
tôi đi tìm con dế
và vầng trăng
ôi, vầng trăng từng nghe tôi
đọc thơ.
những ngày đói rách vừa ra khỏi trại tù.
lang thang kiếm ăn trên đường phố sài gòn
và đã cùng tôi chia nhau củ
khoai lang buổi tối
Thật bi đát. Nhớ quê nhà với là
bàng, tiếng ve con dế và củ khoai, nhưng càng nhớ càng cô đơn mất mát, tác giả
đành trở về với thực tại tha hương mà thương cảm cho thân phận lưu vong của
mình.
tôi mới chợt ngộ ra
không, tôi không có một bếp lửa
nào
một mái ấm nào để trở về
mà chỉ là người hành giả
đi
trên đường chiều
cô độc
Trong nỗi cô đơn giá lạnh nơi đất
khách, tác giả đã tìm hơi ấm trong tô phở, món ăn văn hóa của quê hương, chờ
thưởng thức bằng cả ngũ quan, vừa thơm, vừa béo, lại nóng và cay:
buổi chiều mùa thu
mưa lạnh
lái xe ra quán. kêu tô phở
chin gầu. vò viên
béo ngậy
nóng
bốc thơm mùi hành. ngò gai.
húng quế. ớt cay
Được thưởng thức mùi phở là mùi quê mẹ,
bỗng nhiên hình ảnh người yêu lại trở về
cùng chia sẻ tình tự quê hương:
em hãy đứng bên tôi
dù tuyết rơi hay mưa đá
bầu trời hôm nay vẫn còn
mặt trời mặt trăng vẫn còn
em hãy đứng bên tôi
hãy đứng bên tôi
Nhưng
đến bên tôi, em phải rón rén, bước thật nhẹ để khỏi khua động khung cảnh tình tứ
như bức tranh thơ:
em hãy bước thật nhẹ
kẻo tiếng động
của những đổ vỡ
một lần đi qua đời anh
sẽ thức dậy
anh muốn
mọi vật cứ lặng yên
lặng yên
như trong những bức tranh
Hình như tác giả không còn phân
biệt mộng và thực. Trong giấc mơ, hình ảnh quê hương đã trở về với tác giả như
một hiện thực:
giấc mơ
đưa tôi về lại
với những cây sầu đông
hoa tím
bếp lửa chiều mẹ nhúm hiên
sau
ánh mắt quen
mùi khoai lang nướng
dưới ngọn đèn dầu những trang
sách đầu tiên mở
găp lại cô bé ngày nào học
chung trường thế dạ
Rồi giấc mơ đã biến thành lời
kinh. Tác giả đã nguyện cầu cho ngày về vinh quang. Đó là ngày hội của dân tộc,
có bạn bè, có hoa phượng nở, có tiếng
chim hót, có bài thơ bức họa, và những dòng nước mắt vui mừng:
cho tôi về lại
với những mái tóc húi cua của
bạn bè
những bài thơ bài tùy bút bức
họa.
tiếng chim của buổi sáng mai
sẽ không có chiến tranh chia
ly lửa và khói
Đó là Nguyễn Xuân Thiệp, nhà thơ,
nhà giáo, nhà binh, sống nơi quán trọ tạm dung, mà lòng luôn luôn tha thiết với
quê hương đất nước. Ước mơ trở về của Trần Thiện Hiệp chính là ước mơ của toàn
thể dân Việt Nam. Ước mơ đó sẽ thành hiện thực một ngày gần đây. Cá nhân tôi
cũng xin thể hiện mối đồng cảm mơ ước trở về với tác giả bằng lời tạ từ:
Một ngày không xa
Anh giã từ Cali chói nắng
Vẫy tay chào thung lũng hoa
vàng
Về bước nhẹ trên cầu tre đưa
võng
Gửi lại đây bài thơ lạc vận
Thay lời tạ từ thần nữ Tự
Do..
Quê hương bỏ lại. Quê hương tạm dung.
Thân phận lưu vong một chốn đôi quê bao giờ chấm dứt với ngày về vinh quang,
khi đất mẹ sạch bóng thù trong giặc ngoài…
No comments:
Post a Comment