HUẾ:
NỖI NHỚ KHÔN NGUÔI
Ngô Quốc Sĩ
Sài
Gòn, Huế, Hà Nội là những mảnh đời thân thương trong mỗi người dân Việt. Sài Gòn ngà ngọc. Hà Nội thương hoài.
Còn Huế, mãi là bài thơ cổ kính, là nét họa thủy mạc, phảng phất một chút gì hoài
cảm trong mỗi con tim Việt.
Vẻ
đẹp đất thần kinh đã được nhiều nhà thơ vẽ lại với những nét thật gợi cảm,
có khi phảng phất một chút buồn, nhưng nói chung đều chuyên chở những tình cảm
đôn hậu thiết tha.
Trước tiên, hãy vào Huế bằng những vần
thơ của Hàn Mặc Tử, như những cành lá óng ánh nắng mai, chào đón khách bốn
phương:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng
mới lên.
Vườn ai mướt qúa xanh
như ngọc
Lá trúc che ngang mặt
chữ điền.
Huế đẹp, Huế thơ. Nhưng
dòng đời ngăn cách. Đến Huế rồi cũng phải xa Huế, lòng người đi đành mang theo
những nét buồn man mác, như thể thú đau thương của tình yêu khẻ nhấp:
Họ đã xa rồi khôn níu lại,
Lòng thương chưa
đã, mến chưa bưa…
Người đi, một nửa hồn
tôi mất,
Một nửa hồn tôi bỗng
dại khờ.
Người đi làm hồn tôi mất, nhưng với
Thu Bồn, người đi đã mang theo cả Huế trong tim, nên hồn tôi sẽ còn mãi với Huế.
Anh phải xa Huế, nhưng anh đã tìm thấy
Huế trong mơ:
Xin
chào Huế một lần anh đến
Ðể ngàn lần anh nhớ
trong mơ
Em rất thực nắng thì
mờ ảo
Xin đừng lầm em với
cố đô
Nhịp
cầu cong và con đường thẳng
Một đời anh tìm mãi
Huế nơi đâu
Con sông dùng dằng
con sông không chảy
Sông chảy vào lòng
nên Huế rất sâu
Có
Huế trong mơ nhưng chưa đủ. Với hình ảnh
Huế rất sâu trong lòng,Thu Bồn hứa sẽ trở về, vì ra đi chỉ là tạm biệt chứ không
vĩnh biệt:
Tạm
biệt Huế với em là tiễn biệt
Hải Vân ơi xin người
dừng tắt ngọn sao khuya
Tạm biệt nhé chiếc
hôn thầm lặng
Anh trở về hóa đá
phía bên kia
Thu Bồn nhớ Hải Vân, nhớ nụ hôn hẹn
hò, còn Trầm Tử Thiêng lại nhớ Huế tang tóc Tết Mậu Thân, với chiếc cầu đã gãy,
hình ảnh thi thể mẹ Việt Nam bị đứt lìa do bàn tay cộng sản:.
Tình người về giữa đêm
xuân chưa dứt cuộc vui
Giặc đã qua đây gây cảnh
nổi trôi.
Cầu thân ái đêm nay gẫy
một nhịp rồi
Nón lá sầu khóc điệu
Nam Ai tiếc thương lời vắn dài
Vì sao không thương mến
nhau còn gây khổ đau làm lỡ nhịp cầu
Mối thù chờ sang ngày
nào nối lại nhịp cầu rửa hờn cho nhau
Trầm Tử Thiêng làm ta liên tưởng tới Trịnh Công
Sơn, nguời nhạc sĩ phản chiến, đã bị thất sủng trước chính sách vắt chanh bỏ vỏ của
cộng sản. Chính người nhạc sĩ đã đâm sau
lưng chiến sĩ đó, cũng không dấu nổi sự thực với nỗi đau của Huế trong Tết
Mậu Thân:
Chiều đi lên đồi cao,
hát trên những xác người
Tôi
đã thấy, tôi đã thấy,
Trên
con đường, người ta bồng bế nhau chạy trốn.
Chiều
đi lên đồi cao, hát trên những xác người
Tôi
đã thấy, tôi đã thấy,
Bên
khu vườn, một người mẹ ôm xác đứa con
Chiều
đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người
Tôi
đã thấy, tôi đã thấy,
Trên
con đường, người cha già ôm con lạnh giá
Chiều
đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người
Tôi
đã thấy, tôi đã thấy,
Những
hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em.
Dân Việt ước mong trở về gặp lại Huế, nối lại
nhịp cầu đã gãy, xây lại những nấm mồ, không phải nhịp cầu sắt, mà là nhịp cầu
tâm hồn. Người Việt xa xứ, tiêu biểu là Minh Đức Hoài Trinh vẫn mong trở về gặp lại
Huế, hẳn nhiên không phải Huế đã biến thể dưới chế độ cộng sản, mà là Huế xưa, Huế
của mộng mơ,
Huế ơi răng chừ
mình gặp lại nhau?
Tui muốn về ôm chặt Huế
trong tay
Muốn hai đứa mình phải
gần nhau mãi mãi
Mấy mươi năm tui nhớ Huế
từng ngày!
Thương Huế quá bao đêm
nhìn trăng biếc
Vườn lá hẹn hò soi nhạt
bóng ai quen
Tô Kiều Ngân lãng mạn hơn, nhớ Huế với
một dáng u hoài, với nỗi lòng tan nát, nhưng lại cảm thấy nhẹ nhõm lâng lâng
khi mường tượng được nghe giọng Huế thỏ thẻ ru êm:
Ngắt một chút mây trên lăng Tự Đức
Thả
vào mắt em thêm một dáng u hoài
Đôi
mắt ấy vốn đã buồn thăm thẳm
Thêm
mây vào e tan nát lòng ai..
Nếu
lại được em ru bằng giọng Huế
Được
vỗ về như mạ hát ngày xưa
Câu
mái đẩy chứa chan lời dịu ngọt
Chết
cũng đành không hối tiếc chi mô
Tô Kiều Ngân mê giọng Huế,
thì Phan Thị Ngôn Ngữ lại mê nón Huế, với quai nón tím, che hờ mái tóc dài óng
muợt. Phan Thị Ngôn Ngữ đã thay lời anh chàng thư sinh nào đó để giải bày tâm sự:
0 con gái tóc dài -
quai nón tím
chiều
ni về - 0 có nhớ ai không?
guốc
khua chi - cho đây nhói cả lòng
áo
trắng quá - khiến hồn đây khờ khạo
ngày
hai buổi tan trường ngang mấy bận
đứng
bên đường đây cứ mãi ngó mong
quai
nón tím ơi ... khói thuốc thả vòng
không
dám gọi - dù chỉ lời thăm hỏi
0
cứ đi qua - chẳng chờ - chẳng đợi
chẳng
đoái hoài đến một gã khờ si
những
ngã đường cũng năm bảy lối đi
sao
lòng đây chỉ ... 0 quai nón tím?
Nhớ
Huế là nỗi nhớ miên viễn và vô vàn. Nhưng nhất là những ngày mưa, thường là mưa
dầm, thì nỗi nhớ lại càng ray rứt, như tâm sự não nề của Tôn Nữ Thụy Khương
Chiều
nay mưa trên phố Huế
Kiếp giang hồ không bến
đợi
Mà mưa sao vẫn rơi rơi
hoài
cho lòng nhớ ai
Không phải hôm nay
mới có mưa, mới có giọt buồn, mà ngày xưa cũng mưa, cũng buồn, nhưng mưa hôm
nay buồn hơn, hiu hắt hơn vì phải xa Huế nghìn trùng. Mưa bên ngoài cũng chính
là mưa trong lòng:
Chiều nay mưa trên phố Huế
Biết ai đã quên ai rồi
Mà mưa sao vẫn rơi rơi
đều
cho lòng u hoàị
Ngày xưa mưa rơi thì
sao
Bây chừ nghe mưa lại buồn
Vì tiếng mưa, tiếng mưa
trong lòng
làm mình cô đơn
Thế
đó, Huế
cách xa nghìn trùng. Niềm đau
của Huế còn ruớm máu, nhưng niềm thương cho Huế còn mãi trong tim. Hẹn ngày về
gặp lại nỗi ấm áp đất thần kinh để tắm“nắng
hàng cau nắng mới lên”, và để
gặp “thuyền ai đậu bến sông trăng đó..”