TA VỀ TỪ ĐỊA NGỤC TRẦN
GIAN
Ngô Quốc
Sĩ
Tô Thùy Yên Là một chiến sĩ và một nhà
thơ. Ông đã trải lên thơ những vần điệu và những ý thơ hùng hồn như thác đổ, sắc
bén như dao cắt, chuyên chở nỗi đau mất nước và niềm tâm cảm quốc hận của dân
Việt. Có thể nói thơ ông nặc mùi sắt thép.
Trước tiên, thơ Tô Thùy Yên đã chất
lên thơ nỗi bất hạnh chất ngất của dân Việt, đang chết dần trong câm lặng , không
dám hé môi, chỉ nghiến răng , mắt ứa máu:
Ở đây, địa ngục chín tầng sâu,
Cả giống nòi câm lặng gục đầu,
Cắn chết hàm răng, ứa máu mắt,
Chung xiềng nhưng chẳng dám nhìn nhau.
Dân Việt bị đày ải trên quê hương như
nhà tù lớn. Còn tinh hoa miền Nam sau 75, lại bị lùa những trại tù nhỏ mệnh
danh là trải tạo, thực chất chỉ là lò sát sinh, tuy không bằng hơi ngạt như thời
Đức Quốc Xã, nhưng bằng những phương thức man rợ và độc ác hơn, với cực hình tra
tấn, bỏ đói, cắt đứt liên lạc với thế giới bên ngoài, khủng bố tinh thần trong những
hộp kiên giam, vắng tiếng người, dù chỉ một tiếng động nhỏ để chứng tỏ cuộc đời
còn đó, chỉ có ruồi muỗi vo ve, con trùng tỉ tê:
Ta khắc khoải chờ nghe
Những tiếng động của người
Tiếng động nào bất kể
Đột phá những trùng vây điếc đặc muỗi râm ran …
Chứng
tích của tội ác cộng sản đã được ghi lại cho đời sau, với những dòng chữ viết bắng
gạch, bắng than và cả bắng máu trên 4 vách tường kiên giam:
Ta nhìn lên những giòng chữ trên tường
Viết bằng gạch, bằng than và hình như bằng cả máu
…
Sau
khi mãn hạn tù 10 năm, Tô Thùy Yên đã trải hết nỗi uất hận vào bài thơ “Ta
Về”, với những vần điệu xoáy sâu vào tim óc, đến nỗi Thảo Dân, một nữ sĩ miền
Bắc đã phải thổ lộ: “Bài thơ là tiếng
lòng của một người, cũng là tiếng lòng của hàng ngàn người miền Nam bị đày ải
khắp các nhà tù từ Nam chí Bắc, từ rừng hoang heo hút, hiểm trở đến những nơi
đồng chua nước mặn… Đọc bài thơ, ta hiểu về lịch sử, tâm sử, chứ không chỉ là
lời giãi bày khi trở lại quê nhà, thậm chí nhóm câu thơ tình ái trong bài cũng gợi
về dòng lệ tràn của bao nhiêu thân phận thiếu phụ chờ chồng từ những trại cải
tạo sau 1975.”
Rời nhà tù nhỏ về nhà
tù lớn, Tô Thùy đã cảm thấy mình như một xác chết, như bóng ma giữa cuộc đời cô
đơn:
Ta về một bóng trên đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai
Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ
Mười năm đá vẫn ngậm ngùi thay.
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai
Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ
Mười năm đá vẫn ngậm ngùi thay.
Sống giữa đời như
bóng ma, bởi lẽ vết thương 10 năm còn mãi nhỏ máu như thể mới hôm qua. Ai bảo
có thể quên ngày Quốc Hận, thậm chí còn gọi đó là “Ngày Thống Nhất Đất Nước”, như Cù Huy
Hà Vũ! Qủa là sai lầm hết chỗ nói! Thống nhất thế nào? Kẻ thắng cuộc là bọn xâm
lăng, theo lệnh quan thầy cưỡng đ0ạt miền Nam, đưa cả nước vào qũy đạo đỏ, biến
con người thành vượn:
Vĩnh biệt
ta- mười- năm chết dấp
Chốn rừng thiêng im
tiếng nghìn thu
Mười năm mặt sạm soi
khe nước
Ta hóa thân thành
vượn cổ sơ.
Làm người ai chẳng muốn sống? Xu hướng sống là xu hương tự nhiên của
con người. Kể cả khi muốn tự tử, nguời ta cũng biểu lộ xu hướng sống mạnh nhất.
Nhưng oái oăm thay! Trong địa ngục đỏ, khuynh hướng sống căn bản đó cũng phải
chào thua, bởi lẽ có sống cũng không được sống như con người, mà chỉ là con thú,
thì thà được chết còn hơn!
Bước tới,
chân không đè đá sắc
Vai trần chín rạn gánh oan khiên
Nước khe, cơm độn, thân tàn rạc
Sống chẳng khôn, cầu được thác thiêng.
Vai trần chín rạn gánh oan khiên
Nước khe, cơm độn, thân tàn rạc
Sống chẳng khôn, cầu được thác thiêng.
Bản
cáo trạng bắng máu đó đã nói lên một sự thật đau lòng, là dòng sử Việt đã bị nhuộm
đen, ngụy tạo và lấp liếm, nhắm che đấu tội ác cộng sản sắt máu, cai trị bằng súng đạn,
coi mạng người như cỏ rác:
Đám chủ mới y trang xúng
xính,
Súng nghênh ngang, tiếng hét phàm phu,
Xua trăm họ, sá chi thân mạng
Lăn địa cầu ra khỏi lối xưa.
Tội
ác lớn lao nhất của cộng sản là nướng dân đen trên lửa đỏ, đến nỗi Bùi Minh Quốc
đã gọi chế độ hôm nay là “giàn thiêu”
, và quật mồ thánh đế để phi tang những di tích và công trạng của tổ tiên đã có
công cứu nước và dựng nước:
Như
tên phù thủy già điên loạn
Lịch
sử lên cơn dữ bất thường,
Treo
ngược con đen trên lửa đỏ,
Quật
mồ thánh đế phi tang xương.
Hận người cộng sản tán ác bất nhân, Tô Thuỳ
Yên đã kêu gọi dân Việt thét lên tiếng nói uất nghẹn để vơi bớt hờn tủi:
Chú em hãy hát, hát
thật lớn
Những điệu vui, bất kể điệu nào
Cho ấm bữa cơm chiều viễn xứ
Cho mái đầu ta chớ cúi sâu.
Những điệu vui, bất kể điệu nào
Cho ấm bữa cơm chiều viễn xứ
Cho mái đầu ta chớ cúi sâu.
Thế rồi với tâm thức lưu vong, Tô Thùy
Yên đã hét lên tiếng hét của uất hận, của 30 tháng 4, như tiếng thét của nguời
bị bức tử:
Ai hét trong lòng ta mỗi
lúcNhư người bị bức tử canh khuya
Xé toang từng mảng đời tê điếng
Mà gửi cùng mây, đỏ thảm thê.
Tuy lấy máu viết thành những vần thơ đầy
thương hận, thét lên tiếng căm hờn, nhưng với lòng từ ái và theo truyền thống
bao dung của dân Việt, Tô Thùy Yên đã dịu dàng kêu gọi người cộng sản tự sám hối và để lịch sử phán xét:
Những ai hôm trước từng gây tội
Hãy lắng tâm tha lấy lỗi mình
Tự tại, thời gian chôn chính nó
Đời lên lại mãi tựa bình minh
Tuy hận tím gan, nhưng theo Thảo Dân “Tô Thùy Yên đã chạm tới cái vô hạn của nhân
chi sơ tính bổn thiện”. Từ đó, nhà thơ đã tỏ ra bao dung nhân hậu, nhìn về
tương lai, mơ ước cuộc sống thanh bình trên quê hương, trong cuộc đời đầy hoa mộng:
Bao giờ ta trở về
dương thế,
Sống đáng vinh danh lại kiếp người,
Để thấy đường đi muôn lối rộng
Dập dìu những chéo áo reo vui
Sống đáng vinh danh lại kiếp người,
Để thấy đường đi muôn lối rộng
Dập dìu những chéo áo reo vui
Nơi đó, có ngọn triều
bát ngát quê ta, có tiếng
đàn khuya ru tình dân tộc:
Quê ta đâu
cũng là sông nước,
Phơi phới triều lên bát ngát bờ,
Cuốn tiếng đàn khuya trên bến bắc
Trải tình về lại lạch nguồn xưa.
Phơi phới triều lên bát ngát bờ,
Cuốn tiếng đàn khuya trên bến bắc
Trải tình về lại lạch nguồn xưa.
Giấc mơ quê hương thanh bình đẹp đến thế là cùng! Nhà
thơ biến thành nhà nhân bản. Con tim Việt Nam dịu dàng thay!
No comments:
Post a Comment