Tuesday, March 14, 2017

TỪ VIỆT KHANG ĐẾN VIỆT HƯNG

TỪ VIỆT KHANG ĐẾN VIỆT HƯNG

                                                                 Ngô Quốc Sĩ
                 Trước hiện thực đau buồn, Việt Nam đang rơi vào tay bọn xâm lăng từ phương Bắc, báo hiệu một thời Bắc Thuộc mới, Việt Khang đã hỏi “Việt Nam tôi đâu?” Nay Việt Hưng lại tiếp tục hỏi “Việt Nam rồi sẽ về đâu?” làm cho nguời Việt khắp nơi, trong nuớc cũng như ngoài nước phải nghẹn ngào thổn thức.
Những câu hỏi của các nhạc sĩ trẻ hôm nay, Việt Khang và Việt Hưng, không biết có làm cho người cộng sản Việt Nam dừng lại, tự tra vấn lương tâm và thái độ của mình không, nhưng chắc chắn đang đựợc toàn dân Việt lắng nghe và thao thức về một Việt Nam bên bờ vực thẳm..
          Câu hỏi “Việt nam tôi đâu?” của Việt Khang nhắm vào hiện tại:  Giờ đây, Việt nam còn hay đã mất? Đó hẳn nhiên là sự hoài nghi cho hiện thực Việt Nam qúa bi đát trước nanh vuốt ngoại xâm. Còn câu hỏi của Việt Hưng  hướng về tương lai “Rồi Việt Nam sẽ đi về đâu?”thể hiện mối lo âu cho tương lai Việt Nam đang bị tập đoàn lãnh đạo đẩy tới miệng vực thẳm đen tối vô vọng.
           Trước những câu hỏi nhức nhối đó, cả hai nhạc sĩ trẻ đã có những câu trả lời thật đắng cay.Việt Khang hỏi,  rồi trả lời một cách khẳng quyết rằng, Viêt Nam không còn, vì giặc tàu đang ngang tàng trên quê hương, trắng trợn xâm lấn biển đảo, lãnh thổ và tài nguyên. Việt Nam thật sự đã chết!
                   Việt nam còn hay đã mất
                   Mà giặc Tàu, ngang tàng trên quê hương ta
                   Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội
                   Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu
          Còn Việt Hưng cũng đã hỏi rồi cũng đã trả lời là Việt Nam chắc chắn sẽ rơi vào tay kẻ thù truyền kiếp phương Bắc, bởi lẽ tập đoàn lãnh đạo CSVN đang nhẫn tâm cúi đầu làm nô lệ cho Tàu:
                    Rồi Việt Nam sẽ đi về đâu? Rồi Việt Nam sẽ đi về đâu?
                   Về phương Bắc? chỉ là cúi đầu làm nô lệ cho Tầu,
                   khoanh tay khuất phục trước bọn ngoại bang,
                   Từ nghìn năm, một lòng tham xâm chiếm dân mình.

          Điểm chung giữa hai nhạc sĩ Việt Khang và Việt Hưng là cái nhìn về thực trạng bi đát của đất nước và dân tộc hôm nay dưới chính sách cai trị của tập đoàn Việt gian đang ngự trị tại Hà Nội. Dân chúng đói khổ lầm than trong khi “con cháu Bác” vui hưởng lạc thú trên máu và nuớc mắt dân tộc. Việt Khang đã mô tả hiện thực đau buồn đó bằng dòng nhạc thật não nề:

                   Mẹ Việt Nam đau
                   Từng cơn xót dạ nhìn đời
                   Người lầm than đói khổ nghèo nàn
                   Kẻ quyền uy giàu sang dối gian
          Còn Việt Hưng đã đi vào những nét  tiêu điều cụ thể hơn, như mất biển, mất rừng, mất tài nguyên và ruộng đồng vì bọn Việt gian Chiêu Thống đã nhẫn tâm đem gia tài của mẹ hiến dâng cho giặc:
                   Mẹ Việt Nam ơi! Nhà Việt Nam đang nát tan từng ngày,
                   biển rộng sông dài hẹp dần đi theo từng năm tháng.
                   Rừng đẹp Tây Nguyên giờ buồn đau Bô xit đang bào                             mòn,
                   đồng ruộng khô cằn, vì bọn ngoại bang ngăn nước be                            bờ.
          Đi xa hơn vả mạnh dạn hơn, Việt Hưng đã nêu lên tội ác tày trời của cộng sản Việt Nam. Nào là hèn nhát cúi đầu truớc ngoại xâm, nào là biến Việt Nam thành một trại tù khổng lồ:
                   Ngày hôm nay nước tôi nổi trôi vì Cộng nô phá tan bờ                             cõi, 
                   nào dâng đất, nào dâng biển, hèn nhát luôn cúi đầu,
                   nhưng luôn sẵn sàng xây ngàn trại giam,
                   một Việt Nam đầy lầm than như chốn lao tù
.
          Theo Việt Hưng, Việt Nam tan tác, trăm con lạc bầy, dân lành bị đày đọa, trong khi bọn thái thú lại phè phỡn trên xương máu đồng bào, vơ vét cho đầy túi tham:
                   Mẹ Việt Nam ơi! Nhà Việt Nam bao đứa con lạc bầy, 
                    Đày đọa dân lành, bỏ tù oan bao người yêu nước.
                   Bọn người vô tâm làm giầu ngay trên nỗi đau người                             người,
                   một bọn tham tàn chẳng ngần ngại chi vơ vét cho đầy.

          Điểm chung đầy khích lệ giữa hai nhạc sĩ trẻ Việt Nam, là cả hai đều lớn tiếng kêu gọi toàn dân Việt đứng lên làm lịch sử.  Cần phải phát động cuộc cách mạng dân tộc để giải cứu dân Việt khỏi bàn tay ngoại bang và nội thù. Việt Khang hô hào già trẻ trai gái đứng lên đáp lời sông núi , chống quân Tàu xâm lược và lũ Việt gian nhu nhược:
                   Là một người con dân Việt Nam
                   Lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm
                   Người người cùng nhau
                   Đứng lên đắp lời sống núi..

                   Từng đoàn người đi, chẳng nề chi
                   Già trẻ gái trai, giơ cao tay
                   Chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược
                   Bán nước Việt Nam
          Tiếp nối Việt Khang, lời hô hào của Việt Hưng còn quyết liệt hơn, kêu gọi toàn dân diệt cộng, bẻ gãy xiềng xích cùm gông  của búa liềm cờ đỏ:
                    Hãy vùng lên hỡi đồng bào ơi! Diệt cộng nô cứu nguy                            bờ cõi,
                   Đập tan hết ngàn gông cùm xiềng xích trên giống nòi,
                   Cho non nước mình sẽ lại đẹp xinh,
                   Một Việt Nam giòng hùng anh con cháu Tiên Rồng.
          Một điểm chung cũng rất đáng ca ngợi là cả hai, Việt Khang cũng như Việt Hưng, đầu đã mơ uớc một ngày mai tươi sáng cho dân tộc Việt Nam được làm người, khi bọn người  đao phủ phản bội hôm nay bị loại bỏ bằng sức mạnh dân tộc:

                   Tôi không thể ngồi yên
                   Khi nước Việt Nam đang ngã nghiêng
                   Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm
                   Một ngàn năm hay triền miên tăm tối..
                   Tôi không thể ngồi yên
                   Để đời sau cháu con tôi làm người
                   Cội nguồn ở đâu?
                   Khi thế giới nay đã không còn Việt Nam

          Cũng tương tự, như một đồng cảm, Việt Hưng đã mơ ước một ngày Việt Nam tươi sáng, dân Việt vui hưởng cuộc sống thanh bình không còn bóng dáng qủy đỏ:
                   Rồi ngày mai đây ngôi nhà Việt Nam tươi sáng lên hào                               hùng, 
                   Người người vui mừng, một niềm tin xây dựng non                                   nước.
                   Bầu trời quê hương sẽ tràn niềm vui tô thắm lên mọi                                    nhà,
                   Lòng người chan hòa, tình người nở hoa, ca khúc thanh                              bình.
          Tiếng nhạc Việt Khang và Việt Hưng đang xé lòng dân Việt trước hiện thực đau buồn của dân nước, nhưng cũng đang làm cho dân Việt hứng khởi, nhìn về một ngày đất nước thanh bình, sau khi thoát Trung và giải cộng..

No comments:

Post a Comment