Saturday, March 18, 2017

TÂN NGOẠI TRUỞNG HOA KỲ
TRUỚC CÁC THÁCH THỨC NGOẠI GIAO

                Tân Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đang có chuyến công du đầu tiên tới Á châu, nơi căng thẳng ngoại giao có xu hướng gia tăng.

          Ông Tillerson, người trước đây chưa có kinh nghiệm về chính trị, sẽ thăm một số quốc gia trực tiếp liên quan khủng hoảng hạt nhân Bắc Hàn.
          rung Quốc với tư cách cường quốc thế giới có thể là chìa khóa cho mọi vấn đề, cũng như cho sự ổn định trong khu vực, thế nhưng quan hệ giữa nước này với Hoa Kỳ đang gặp trắc trở, một phần cũng vì các bình luận của chính ông Tillerson.
Nhiều người nhận xét thử thách đầu tiên của ông trong cương vị ngoại giao không khác gì một thùng thuốc súng.
          Rex Tillerson giữ hình ảnh vô cùng kín đáo trong tháng đầu tại vị. Suốt sáu tuần liền ông không tổ chức họp báo mà chỉ cung cấp các thông cáo đã viết sẵn. Ngay cả chuyến đi này ông không có phóng viên tháp tùng như thông lệ. Thay vào đó, ông Tillerson sẽ chỉ cho phép một phóng viên duy nhất của websitebảo thủ Independent Journal Review đi với mình. Lý do Bộ Ngoại giao đưa ra là máy bay quá nhỏ.Người nữ phóng viên này, Erin McPike, gần đây có viết bài về ông Tillerson tựa đề "Exxon Mobil's special treatment from the White House" ("Cách đối xử đặc biệt của Nhà Trắng dành cho Exxon Mobil").
          Chuyến đi được xem là tối quan trọng vì ông Tillerson sẽ tìm cách thực hiện ngoại giao cấp cao trong một khu vực đang tranh cãi về các bình luận công khai của ông.
Tổng thống Donald Trump từng tweet rằng cần đối đầu với Trung Quốc và chỉ trích các "cơ sở quân sự" của nước này tại Biển Đông.
          Ngoài ra ông tổng thống cũng cho rằng Nam Hàn đã "thu bộn tiền" từ Mỹ trong khi Washington tìm đủ cách bảo vệ Seoul. Ông Trump còn cáo buộc Nhật Bản "lũng đoạn hối đoái".
Các bình luận như vậy đã gây tình trạng bất an trong khu vực về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ.
          Ông Tillerson bắt đầu chuyến đi từ Nhật Bản, được cho là chặng dễ dàng nhất trong chuyến công du lần này. Ông có kế hoạch gặp ngoại trưởng Nhật cũng như Thủ tướng Shinzo Abe - người đã có cuộc gặp "tuyệt vời" với ông Trump.
          Đe dọa quân sự từ Bắc Hàn dường như là chủ đề thống lĩnh các cuộc gặp. Bắc Hàn đang tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân cho dù đã bị chế tài và đe dọa từ cộng đồng quốc tế. Hai vụ thử hạt nhân và hơn 20 lần phóng hỏa tiễn trong một năm đã đẩy căng thẳng lên cao.
          Cả Nhật Bản và Nam Hàn, đều là đồng minh và cho phép binh lính của Hoa Kỳ đồn trú, cùng nằm trong tầm che phủ của tên lửa Bắc Hàn.
          Chỉ có Trung Quốc, đồng minh duy nhất của Bắc Hàn, là có thể thay đổi tình hình. Donald Trump từng chỉ trích Trung Quốc tảng lờ tình hình Bắc Hàn, để cho nó ngày càng tồi tệ.
          Thế nhưng những tuần qua Bắc Kinh dường như có những quyết định mạnh mẽ. Đầu tháng Ba, Trung Quốc yêu cầu Bắc Hàn dừng thử hỏa tiễn để giải tỏa khủng hoảng và trước đó trừng phạt bạn đồng minh bằng cách cấm nhập khẩu than.
          Ông Tillerson có lẽ sẽ yêu cầu Trung Quốc có thêm hành động nhưng cùng lúc lại phải dàn xếp làm dịu một cuộc cãi cọ khác xung quanh hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Thaad đặt ở Nam Hàn.
          Tranh cãi nổi lên lâu nay quanh chương trình xây đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông. Hồi tháng Một, ông Tillerson nói tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện: "Chúng ta cần phải đưa ra những tín hiệu rõ ràng cho Trung Quốc rằng họ cần ngừng ngay việc xây đảo nhân tạo và không được tiếp cận các đảo này. Ông cũng ví hoạt động của Trung Quốc như việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine. Ông Tillerson nói: "Họ đã chiếm đoạt, kiểm soát hoặc tuyên bố kiểm soát các lãnh thổ không phải thuộc về Trung Quốc".
          Phát biểu của ông có thể sẽ được Nhật Bản và các nước tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc hoan nghênh nhưng lại làm việc thương thảo với Trung Quốc khó khăn hơn.
          Về phía Trung Quốc, báo chí nước này cảnh báo ông Tillerson rằng hành động như vậy có thể gây "đối đầu nguy hiểm", thậm chí "chiến tranh diện rộng".IMA
          Ngay cả khi ông Tillerson có thể mang bình lặng lại cho vùng Biển Đông và thuyết phục được Bắc Kinh tăng sức ép với Bình Nhưỡng, vẫn còn một vấn đề cần giải quyết thuộc lĩnh vực kinh tế.
          Một trong những hành động đầu tiên của Tổng thống Trump là rút ra khỏi đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), được cho là có thể giúp mở mang thương mại với Nhật Bản và 11 quốc gia khác. Đây là tin mừng cho Trung Quốc, vốn xem TPP như đe dọa cho sức mạnh kinh tế của mình.  Trung Quốc cũng có những vấn đề riêng về chính sách thương mại với Mỹ.
          Trong khi vận động tranh cử, ông Trump đề xuất ý tưởng đánh thuế 45% với hàng hóa từ Trung Quốc và hồi tháng 1/2017 đã có cảnh báo rằng hệ thống thương mại hiện thời "có lợi cho Trung Quốc hơn chúng ta".


No comments:

Post a Comment