Sunday, September 29, 2019


ĐẤT NƯỚC MÌNH BI THẢM ĐẾN THẾ SAO?
Ngô Quốc Sĩ

          Đất nước tôi hôm nay ra sao? Đất nước tôi còn hay đã mất? Đất nước tôi sẽ đi về đâu? Đó là những câu hỏi làm nhức buốt tim óc tất cả những ai còn tha thiết với tiền đồ tổ quốc. Cô giáo Lam thổn thức nhìn thấy đất nước hôm nay qúa bi thảm khi “sinh mạng con người chỉ như cái móng tay” bên cạnh tượng đài nghìn tỷ, bánh chưng kỳ vĩ. Trần Văn Lương tím gan trước hiện thực “Kẻ sống sót đã đành cam chịu khổ,Người chết sao cũng khốn khó trăm đường”. Riêng Thùy Dung được tặng cho cái tên khá ngộ nghĩnh “cô bé bán bánh mì”, cũng đã bày tỏ nỗi lòng chua xót, qua những vần thơ mộc mạc chân chất, không trau chuốt gọt dũa, như thể văn chương dân gian, thấm đượm tình quê, tình nước và tình nguời.
          Mở đầu bài thơ “Đất Nước Tôi Hôm Nay”, Thùy Dung đã biểu tỏ mối đồng cảm vơi cô giáo Lam trước hiện thực đất nước câm lặng một cách khó hiểu. Anh Bằng đã kêu gọi dân Việt “Đừng im tiếng mà phải lên tiếng” trước cảnh nước mất nhà tan. Trúc Hồ cũng đã hô hào dân Việt “Đứng lên đáp lời sông núi”. Còn với Thùy Dung, tuổi trẻ Việt Nam đang đứng trước một hiện thực thậtsự vô vọng. Người hiền vắng bóng, mà dân chúng thì im lìm như thế án binh bất động! Thật mỉa mai! Bất công dẫy đầy, công lý bị chà đạp, đất nước điêu linh, nhân dân khốn khổ, mà dân Việt vẫn im lìm như người ngoại cuộc, chẳng khác gì những “con chó câm” mà Đức Giáo Hoàng Benedict 16 đã lên án, không dám sủa trước bọn gian tà lộng hành, tác yêu tác quái:
                   Đất nước tôi hôm nay
                   Dân tình không chịu lớn
                   Tuy không còn bú mớm
                   Nhưng chẳng biết kêu la
                   Trước chế độ gian tà
          Trần Nhân Tông đã từng nhắn nhủ con cháu “không để một tấc đất của tổ tiên lọt vài tay giặc”.  Lê Lợi đã lên án “bọn gian tà còn bán nước cầu vinh.” Thế mà hôm nay, lũ con hoang lại nhẫn tâm đem gia tài của mẹ dâng hiến cho ngoại bang! Nhìn lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo, tài nguyên lọt vào tay giặc, cô bé Thùy Dung đã phẫn nộ thốt lên:
                   Đất nước tôi hôm nay
                   Biển đảo mất rồi đấy
                   Thằng Trung Cộng nó lấy
                   Hay đảng dâng hai tay
?
          Đối với ngoại bang thì nhẫn tâm bán nước. Còn đối với dân mình thì tàn ác bất công và bất nhân. Dân oan bị cướp sạch ruộng vườn nhà đất. Gái tơ bị bán làm nô lệ tình dục. Trai tráng bị còng tay nhốt vào ngục tù chỉ vì biểu tỏ lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ chủ quyền và độc lập của dân tộc. Dân Việt bó tay trước bất công và bất nhân, một phần vì bị cộng sản  đe dọa trấn áp, nhưng phần lớn chỉ vì thái độ cầu an, sợ mất chén cơm hằng ngày khi cộng sản cho nới lỏng bao tử như một ân huệ của đảng!
                   Đất nước tôi hôm nay
                   Bất công nhiều thật đấy
                   Dân tôi nhiều người thấy
                   Nhưng cũng đành bó tay?
          Thêm vào đó, đất nước đang bên bờ vực thẳm với những món nợ khổng lồ. Nếu hỏi nợ ai, thì xin thắng thắn trả lời là nợ Tàu, người cộng sản đàn anh đóng vai chủ nhân quan thầy, tước đoạt chủ quyền, độc lp và hạnh phúc của dân Việt, mà vẫn rêu rao là  Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt”! Nếu hỏi nợ gì, thì xin thưa, nợ xương máu khi quân Trung cộng giúp cộng sản Việt Nam chiến thắng Điện Biên Phủ, khi quân đội Bắc Kinh tràn vào miền Bắc giữ nhà cho “bộ đội cụ Hồ” vào xâm lăng miền Nam. Đó là chưa nói đến nợ tiền nợ bạc về vũ khí đạn dược và chiến cụ, quân trang quân dụng, giúp quân đội miền Bắc chiến thắng miền Nam. Còn phải nói thêm món nợ chính trị đối với quan thầy Bắc Triều, đã làm chỗ dựa cho bọn thái thù Hà Nội giữ ghế giữ đảng, chễm chệ ngồi tại Bắc phủ, vỗ ngực tự hào là kẻ chiến thắng, sống phè phỡn trên xương máu đồng bào!
                    Đất nước tôi hôm nay
                   Nợ công nhiều thật đấy
                   Nhiều như quân nguyên vậy
                   Dân tôi mấy người hay ?
          Đáng nói nhất là người dân hôm nay là nạn nhân của chế độ dối trá bạo lực với bao nỗi bất hạnh chất ngất. Nhưng hình như nguời dân đã bị thuần hóa, chấp nhận thân phận đọa đày như lẽ đương nhiên, chẳng còn cảm thấy bất bình nói chi đến phản kháng? Võ Thị Hảo đã biểu tỏ sự thất vọng đó khi cho rằng, hôm nay người dân chỉ mong con dao cộng sản đang kề cổ cùn đi một chút để cái chết đến chậm hơn, hầu có thể sống thêm ít năm, mà không nghĩ tới chuyện chung sức bẻ gãy con dao oan nghiệt đó! Ở đây, Thùy Dung cũng ghi nhận thái độ vô thức đến mê muội của người dân như thể bị bịt mắt với con tim đã hóa đá:
                   Đất nước tôi hôm nay
                   Dân tôi khổ thật đấy
                   Quyền ,tiền cộng sản lấy
                   Dân tôi vẫn chẳng hay ?

          Nhìn quanh nhìn quất, Thùy Dung chẳng còn tìm thấy tia hy vọng nào như ánh sáng cuối đường hầm, vì tất cả đang chìm vào giấc ngủ, ngủ thật say, không biết để quên hay để khỏi nhìn thấy hiện thực đau buồn. Bùi Minh Quốc không thể ghìm cơn mửa khi quay mặt bất cứ phía nào, nghĩa là nhà thơ còn tỉnh thức để cảm nhận niềm đau dân tộc. Còn Thùy Dung thật sự tê điếng khi nhìn thấy dân Việt ngủ say đến độ đánh thức hoài cũng không chịu tỉnh dậy! Đó là cơn mê lịch sử. Đó là nỗi chết trong tâm hồn và thể xác của thời sử đen:
                   Đất nước tôi hôm nay
                   Dân ngủ say thật đấy
                   Gọi hoài không chịu dậy
                   Buồn cho dân tộc này ?
          Thật đáng buồn bởi lẽ đất nước này đã thật sự không còn. Nếu Việt Khang hỏi “Việt nam còn hay đã mất?” Thùy Dung thẳng thắn trả lời “Việt Nam sắp mất” và dân Việt đang bước vào vòng nô lệ mới sau khi đã thoát vòng nô lệ ngàn năm!
                   Đất nước tôi hôm nay
                   Sắp mất thật rồi đấy
                   Tương lai dân tộc này
                   Nô lệ bạn có hay ?
          Thử hỏi, trước hiện thực bi đát của đất nước mà dân Việt mãi ngủ say như thế, thì còn hy vọng nào không? Tuy thất vọng thấy dân Việt ngủ say cả đêm lẫn ngày, nhưng cô bé bánh mì vẫn muốn gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh. Một khi dân Việt tỉnh dậy, nhận thức bộ mặt phản bội và bản chất độc ác tàn bạo của cộng sản, cũng như thân phận đọa đày của mình, thì đất nước sẽ đổi khác. Nhất là khi “người chiến sĩ tháng Tám” của Bùi Minh Quốc nhận thức được hiện thực “tự do bị vỡ nợ”  quyết định quay mũi súng, thì ánh nến phục sinh đã lóe sáng. Niềm hy vọng tuy mong manh, nhưng vẫn lóe sáng giữa đêm đen..

         


No comments:

Post a Comment