GIẢI YẾM BẮC CẦU TÌNH
Ngô Quốc Sĩ
Trang phục Việt Nam nói chung đã thể
hiện những nét đẹp văn hóa nhân bản của dân Việt, tiêu biểu như áo dài, nón lá,
khăn đóng khăn vành. Một nét đẹp đặc trưng của trang phục truyền thống đó là giải
yếm, hay áo yếm, vừa mềm mại, vừa gợi cảm, chan chứa tình tự dân tộc. Văn chương
dân gian cũng như văn chương bác học, đều chuyên chở nét đẹp tuyệt vời đó với
những vần điệu thật dí dõm mà truyền cảm..
Thu Hương đã cho phổ biến một bài viết khá sâu sắc và lý thú về giải yếm Việt Nam. Theo Thu Hương “ Một số nhà nghiên cứu
cho rằng chiếc yếm được ra đời là để tôn lên cái lưng ong vốn được xem là một
nét đẹp của người phụ nữ trong văn hóa Việt Nam.. Giải yếm có nhiều kiểu và cũng biến thái theo thời gian: Nếu cổ tròn gọi là yếm cổ xây, cổ nhọn đầu hình chữ V gọi
là yếm cổ xẻ, đuôi chữ V mà xẻ sâu xuống gọi là yếm cổ cánh nhạn. Bước sang thế
kỷ 20, áo yếm càng được sử dụng phổ biến với nhiều kiểu dáng và mẫu mã phong
phú”
Những kiểu yếm khác nhau qua thời gian
là một trang phục rất phổ biến trong nếp
sống của dân Việt. Thu Hương viết:“không chỉ vào chốn cung đình với các mệnh phụ công nương,
cái yếm còn ra ruộng đồng "dầm mưa dãi nắng" với người nông dân và
cùng với chiếc áo tứ thân, cái yếm theo chị em đến với hội đình đám, góp phần
tạo nên bộ "quốc phục" của quý bà thời xưa.”
Phải nói ngay rằng, tuy rất đơn giản,
không chút cầu kỳ, giải yếm đã thể hiện một nét đẹp mộc mạc, tình tứ, dễ đánh động
lòng người một cách nhẹ nhàng thanh tao:
Mặn mà môi thắm má hồng
Em vào ca hát giữa dòng trời mây
Yếm đào theo gió vờn bay
Quai thao che mặt bàn tay thon mềm.
Em vào ca hát giữa dòng trời mây
Yếm đào theo gió vờn bay
Quai thao che mặt bàn tay thon mềm.
Cái đẹp ở đây là cái đẹp ỡm ờ, nửa kín nửa hở, không sỗ sàng mà thật gợi
cảm:
Đàn ông đóng khố
đuôi lươn
Đàn bà mặc áo hở lườn mới xinh
Đàn bà mặc áo hở lườn mới xinh
Chính nét đẹp ỡm ờ như mời gọi đó làm cho
chàng ngây ngất. Đừng vội quyết đoán là hở hang sỗ sàng. Ở đây chỉ có nét đẹp mộc mạc với những
rung cảm chân chất:
Gió xuân tốc dải yếm đào
Anh trông thấy oản sao không vào thắp hương.
Anh trông thấy oản sao không vào thắp hương.
Hồ Xuân Hương còn mạnh bạo hơn, thả bút
với những vần thơ thật linh động, khó mà tìm thấy hình ảnh nào gợi cảm hơn:
Lược trúc lỏng cài trên mái tóc,
Yếm đào trễ xuống dưới nương long.
Ðôi gò bồng đảo sương còn ngậm,
Một lạch đào nguyên suối chửa thông
Yếm đào trễ xuống dưới nương long.
Ðôi gò bồng đảo sương còn ngậm,
Một lạch đào nguyên suối chửa thông
Thế rồi chiếc giải yếm vờn bay theo gió và yếm đào trễ xuống dưới nương
long đã trở thành chiếc cầu giao duyên nam nữ giữa trai gái làng quê. Trong
truyền thống “thông cảm gián tiếp” của
nền văn hóa Việt Nam, chàng thường mượn thiên nhiên làm nhịp cầu tỏ tình với nàng:
“Trên trời có đám mây xanh. Ở giữa mây trắng
chung quanh mây vàng. Ước gì anh lấy được
nàng..”.
Cũng trong con đường tỏ tình gián tiếp đó, anh đã mượn giải yếm để bắc cầu tình
ái:
Trời mưa lấy yếm mà che
Có anh đứng gác còn e nỗi gì?
Thế là em yên tâm vì có anh đứng gác. Đâu
sợ ai ngó trộm nhìn lén nữa. Thế nên, không những em lấy yếm che mưa, mà em còn
dịu dàng trải yếm bắc cầu mời anh sang chơi:
Ước gì sông hẹp một gang
Bắc cầu giải yếm cho chàng
sang chơi
Thật chí tình, mời anh sang chơi mà chưa thấy,
em đã nóng lòng chờ đợi rồi thầm trách anh vô tình hờ hững. Em hái ngọn mồng tơi
bắc cầu anh còn ngần ngại. Thôi thì em xin cởi giải yếm bắc cầu thêm lần nữa:
Ở gần mà chẳng sang chơi
Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu.
Mồng tơi chẳng bắc được đâu
Em cởi dải yếm bắc cầu anh sang
Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu.
Mồng tơi chẳng bắc được đâu
Em cởi dải yếm bắc cầu anh sang
Không những mời anh sang chơi, mà còn đi thêm bước nữa, em sẽ mở giải yếm lấy trầu cất dấu bên trong để mời anh. Trầu này
hẳn phải ngát hương, vì đã được ủ trong giải yếm đầy tình đầy nghĩa:
Trầu em têm tối hôm qua
Cất trong giải
yếm mở ra mời chàng
- Được nàng đáp ứng mặn mà, mời gọi thiết tha, chàng
vững tâm tiến tới, không còn do dự nữa, nay xin mở lòng kết nối:
Thuyền anh ngược thác lên đây
Mượn đôi dải yếm làm dây kéo thuyền.
Mượn đôi dải yếm làm dây kéo thuyền.
Hơn thế nữa! Chàng còn sẵn sàng
đón nàng về chung sống hạnh phúc đơn sơ, với cuộc sống cà mắm thanh đạm bên đàn
con thơ:
Cô kia yếm trắng lòa lòa
Lại đây đập đất trồng cà với anh.
Bao giờ cà chín cà xanh
Anh cho một quả để dành mớm con.
Lại đây đập đất trồng cà với anh.
Bao giờ cà chín cà xanh
Anh cho một quả để dành mớm con.
Một khi may mắn được chung sống, thì giải yếm của nàng đêm đêm sẽ trở thành
niềm hạnh phúc tuyệt vời, sưởi ấm thể xác và tâm hồn của chàng.
Đêm nằm đắp chục chiếc chăn
Làm sao sánh được
ấm bằng yếm em?
Có khi
giấc mơ của chàng đã thành hiện thực. Chàng đã may mắn đón nàng về chung sống,
rúc vào giải yếm của nàng tìm hơi ấm. Nhưng nhiều khi hoàn cảnh chưa thuận tiện,
nên chàng đành ấp ủ mộng mơ trong thương nhớ như thể tương tư:
Mình về mình có nhớ chăng
Ta về như lạt buộc khăn nhớ mình.
Ta về ta cũng nhớ mình
Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao
Ta về như lạt buộc khăn nhớ mình.
Ta về ta cũng nhớ mình
Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao
Cũng cần nói thêm, giải yếm thường được sử dụng
để bắc cầu tình, để hỏi “Hỡi cô mặc áo yếm
hồng. Đi trong đám hội có chồng hay chưa?”. Nhưng chẳng biết nói sao! Khi
đã trao duyên thành chồng vợ, thì giải yếm
có khi lại là tấm khăn lau nước mắt, giải bày thân phận hâm hiu của nàng dâu, một
đời vất vả phục vụ nhà chồng mà chẳng được thông cảm đền bù.
Khi xưa ở với mẹ cha
Một năm chín yếm xót xa trong lòng
Từ khi em về nhà chồng
Chín năm một yếm, em lật trong ra ngoài.
Một năm chín yếm xót xa trong lòng
Từ khi em về nhà chồng
Chín năm một yếm, em lật trong ra ngoài.
Riêng nhà thơ Thu Giang, đã tặng cho giải yếm những vần thơ thật dí dõm,
có chút diễu cợt, nhưng không qúa sỗ sàng:
Em thắt làm chi giải yếm tơ
Sao không thả lỏng để anh nhờ
Rắc rối cho đời thêm cái gút
Gỡ mãi xuân tàn tóc bạc phơ
Sao không thả lỏng để anh nhờ
Rắc rối cho đời thêm cái gút
Gỡ mãi xuân tàn tóc bạc phơ
Có khi giải yếm còn được mang vào tận sân chùa để đùa vui, chẳng sợ mất lòng
kẻ tu hành, phá tan bầu khí tôn nghiêm tĩnh lặng nơi thờ phượng, như lời ca dao
dí dõm:
Ba cô đội gạo lên chùa
Một cô yếm thắm
bỏ bùa cho sư
Sư về sư ốm tương
tư
Ốm lăn ốm lóc cho
sư trọc đầu
Thế là giải yếm đã thật sự phổ biến trong cung đình, nơi thôn quê trong
ngày hội, ngoài ruộng đồng, và cả nơi sân chùa trang nghiêm. Trong hội họa và
nhiếp ảnh, giải yếm đã trở nên phổ biến, thể hiện nét đẹp kín đáo nhưng rất gợi
cảm của người thiếu nữ Việt Nam. Có khi
giải yếm còn được tôn vinh thành nghi lễ ngoại giao, tiêu biểu như Việt Nam trước
đây không lâu đã đưa cả một đoàn thiếu nữ
xinh đẹp mang giải yếm tiếp đón Tổng Thống Trump trong cuộc họp Thượng Đỉnh với
Kim Jong Un tại Hà Nội, làm dư luận ngạc nhiên bàn tán.. Thì ra giải yếm mãi là nét đẹp đặc trưng muôn
thuở của nền văn hóa Việt Nam, như một bức tranh nhân bản tuyệt vời, thắm đượm
tình tự dân tộc..