CÁNH
NHẠN TÂY BẮC
Ngô Quốc Sĩ
Tâm thức lưu vong là những giọt máu đọng
trong đáy lòng những người con phải xa quê hương như xa cánh mẹ, luôn luôn hướng
về đất tổ với bao nhớ thương sầu tủi. Dân Do Thái trong kiếp sống lưu đày xa xứ,
đã ngày đêm ngồi bên bờ sông Babylon mà nhớ Sion, hẹn ngày về cố quốc. Dân Việt
từ năm 1975, cũng đã phiêu bạt bốn phương,
chấp nhận một chốn đôi quê, sống nơi quê
hương tạm dung và lòng luôn luôn tưởng nhớ quê hương đích thực. Có người đã trở
về mong giải cứu quê hương đọa đày như Trần Văn Bá, Võ Đại Tôn, Ngô Chí Dũng.
Người khác chưa trở về cũng đã mơ một ngày về như Nguyệt Ánh Việt Dzũng..Riêng
Lê Tấn Dương, cũng đã trải tâm thức lưu vong qua những vần thơ thật ngậm ngùi
truyền cảm, làm ray rứt bao con tim sau 44 năm lưu lạc, vết thương vẫn chưa khô
máu..
Bài thơ “Hành Tây Bắc” đã mở đầu với cảm thức triết lý về cuộc đời đổi thay,
mà tiêu biểu là cuộc đổi đời bi thảm của dân Việt từ ngày dép râu và nón tai bèo
vào dẫm nát miền Nam một thời từng là hòn ngọc Viễn Đông:
Ta đã lưu phương Tây Bắc này
Hai sáu mùa, theo lá thu bay
Hết năm, Xuân đến, hoa đào nở
Mới thấy cuộc đời lắm đổi thay.
Hai sáu mùa, theo lá thu bay
Hết năm, Xuân đến, hoa đào nở
Mới thấy cuộc đời lắm đổi thay.
Qủa là bi thảm! Cuộc chiến tàn
khốc đã nhận chìm đất nước trong lửa khói.
Hai mươi năm chiến đấu bảo vệ tự do đã kết thúc trong tủi nhục. Tháng Tư 75
là tháng Tư Đen, tự do bị bức tử, dân Việt tan tác, kẻ lưu lạc nơi đất khách,
người lưu đày trên chính quê hương mình. Đến hôm nay, hình ảnh quê hương lửa khói vẫn luôn hiển hiện trước mắt:
Chuyện cũ quê nhà - Ta nhớ chứ!
Lửa cháy tan hoang bốn góc trời.
Ta khóc miền Nam, thương đất nước
Máu đào, xương trắng, bạn bè ơi.
Lửa cháy tan hoang bốn góc trời.
Ta khóc miền Nam, thương đất nước
Máu đào, xương trắng, bạn bè ơi.
Thương nước thương nòi, nhưng mang thân phận kẻ thua cuộc, sống đời lưu
vong, tác giả cảm thấy ray rứt, như thể văng vẳng nghe tiếng quốc mà lòng tan nát.
Nếu Nguyễn
Bá Trác đã mượn chén hồ trường mong vơi bớt nỗi lòng người cuồng sĩ bất đắc chí:
Vỗ gươm mà hát
Nghiêng bầu mà hỏi
Trời đất mang mang ai người tri kỷ
Lại đây cùng ta cạn một hồ trường
Nghiêng bầu mà hỏi
Trời đất mang mang ai người tri kỷ
Lại đây cùng ta cạn một hồ trường
Thì hôm nay, Lê Tấn Dương cũng mượn hơi
men để trút hết nỗi lòng đứt đoạn của người chiến sĩ nửa đường đứt gánh tang bồng
như kẻ ngã ngựa, như đại bàng gãy cánh:
Đêm lạnh, một mình bên chung rượu
Chưa cạn hồ trường đã thấy say.
Từ năm gãy kiếm, rời lưng mã
Chớp bể mưa nguồn chuyện rủi may.
Chưa cạn hồ trường đã thấy say.
Từ năm gãy kiếm, rời lưng mã
Chớp bể mưa nguồn chuyện rủi may.
Say để bớt sầu lưu vong, để quên thân phận ngã ngựa, nhưng dù tỉnh hay
say thì vẫn cảm thương cho phận mình, tóc đã điểm sương, chân đã thấm mỏi, mà nợ trả chưa
xong, quê cũ vẫn còn ngóng đợi bước chân người về:
Nợ trả chưa xong, đầu đã bạc
Tàn cuộc viễn trình, tay trắng tay
Đêm đêm ngóng mắt về quê cũ
Gởi lòng theo từng cánh nhạn bay.
Tàn cuộc viễn trình, tay trắng tay
Đêm đêm ngóng mắt về quê cũ
Gởi lòng theo từng cánh nhạn bay.
Biết rằng quê hương ngóng đợi,
nhưng nói gì và làm gì khi chí trai đã lỡ vận, cuộc cờ chưa mãn đã chào thua trong tức
tưởi:
Hết nửa
đời trai vì cơm áo
Đành gởi phận người theo gió mây
Nếu biết cuộc cờ từ kiếp trước
Đành gởi phận người theo gió mây
Nếu biết cuộc cờ từ kiếp trước
Thì đâu phải lụy từng phút
giây
Hẳn là đã lỡ vận rồi,
nay chỉ còn vớt vát mở lại hành trang tìm một chút gì còn lại, nhưng thật đau lòng!
Chỉ nhìn thấy “tay trắng tay”, ngay cả nửa thanh gươm mang theo trong lòng như
một chứng tích cuộc chiến chưa tàn, nay cũng biến mất như thể kết liễu chí trai
hồ thỉ. Giờ chỉ còn lại những giọt lệ trong mắt cay bên cạnh bình rượu hờ hững:
Bao năm lưu lạc vùng Tây BắcTìm nửa thanh gươm ở chốn này
Nhiều đêm hơi rượu tràn cay mắt
Kiếm mất, bình rơi, giọt lệ đầy.
Nếu hỏi phải chăng đã mất tất cả, thì
xin thưa “không”, vì vẫn còn tình yêu và tình bạn. Tình yêu còn đó, em vẫn
còn đây như một vỗ về cánh én lạc bầy, cô đơn sầu tủi nơi vùng đất lạ:
Hỡi em thục nữ, môi hồng phấnĐừng sợ đêm tàn, tỉnh cơn say
Hãy uống cùng ta, nghe chuyện cũ.
Chuyện sa trường, da ngựa bọc thây.
Và
tình bạn
cũng còn đó như một nhắc nhở sứ mệnh người trai thời chiến, thức tỉnh lòng yêu
nước thương nòi với quyết tâm tay trong tay mang kiếm Kinh Kha qua bờ sông Dịch
trừ gian diệt bạo. Tình “huynh đệ chi
binh” đã làm sống lại ước mơ trở về. Nhưng rồi tác giả phải phân vân tự hỏi,
44 năm rồi bờ Dịch vẫn cách xa, không biết thời gian còn kịp để qua sông kề kiếm
vào cổ nghịch tặc không? Dù sao hình ảnh Kinh Kha vẫn là ước mơ tuyệt với của
chàng trai Việt tha hương:
Bằng hữu - Rượu đây,
xin cạn chén.
Nguyện ước một ngày,
tay trong tay
Bến Hải nếu xưa là sông
Dịch
Ta muốn sang Tần, kịp
không đây?
Còn
kịp không đây? Xin trả lời kịp hay không là còn tùy ý chí và quyết tâm của
mỗi con dân đất Việt. Lịch sử chứng tỏ rằng. Mỗi lần đất nước lâm cảnh tang thương
thì tinh thần Diên Hồng lại làm sống dậy sóng Bạch Đằng cứu nguy tổ quốc. Cũng
thế, mỗi khi dân Việt lâm cảnh khốn cùng thì đã có những vị cứu tinh xuất hiện
ra tay cứu vớt. Đức Thánh Gióng, Đức Thánh Trần và bao anh hùng liệt nữ khác chẳng
phải là những đấng “thiên sai” quy tụ lòng dân, cứu nguy con cháu Rồng Tiên đó
sao?
Trong niềm tin tưởng vào một ngày về,
tác giả đã thầm ước dân Việt giữ vững niềm tin và quyết tâm biến đau khổ thành
hành động, biến huyết lệ thành máu phục sinh và nước mắt giải thoát. Lúc ấy, thơ
không còn là tiếng than ão não, mà là tiếng giải oan kiếp người, mua lại tiếng cười đã quên
trong bấy nhiêu năm:
Ta bỏ quê xưa, đi biền biệt
Bao nhiêu năm, quên cả tiếng cười.
Thơ ta, nhỏ xuống thành huyết lệ
Xin giải oan khiên một kiếp người
Bao nhiêu năm, quên cả tiếng cười.
Thơ ta, nhỏ xuống thành huyết lệ
Xin giải oan khiên một kiếp người
Thế
là con nhạn Tây Bắc đã tìm ra chân lý, vịn
vào thơ để đứng dậy và múc cạn huyết lệ để ươm mầm sống và nung nấu tinh thần
chiến đấu. Thơ có sức mạnh vô biên, giải oan kiếp người và cứu nguy tổ quốc. Ngày
nào tủi hận “gãy kiếm rời lưng mã” thì ngay mai dân Việt sẽ vung kiếm “thét roi cầu Vị ào ào gió thu”
No comments:
Post a Comment