Thursday, August 16, 2018


TRƯỜNG SƠN TRONG MẮT EM

                                                             Ngô Quốc Sĩ
          Đôi mắt là nét đẹp gợi cảm và quyến rũ của người con gái. Lưu Trong Lư thấy mắt em là “dòng sông” cho hồn anh bơi lặn. Xuân Diệu nhìn  “giòng sông trôi” trong mắt kỹ nữ. Quang Dũng mơ “chiều u uẩn” trong mắt người Sơn Tây. Văn Nguyên Dưỡng, nhà thơ khoác áo trận nực mùi chinh chiến, lại thấy cả núi đồi thiêng Trường Sơn ngan ngát trong mắt em!
          Bài thơ “Ta thấy Trường Sơn trong mắt em” đã khởi đầu với nét đẹp tuyệt vời của Trường Sơn buổi khai nguyên với “suối reo thác mộng núi thẳm rừng ngàn.”. Đây là vùng linh địa “tay với trời mắt vời biển cả”  hộ phù dân Việt xây đắp non sông:
                   Là con cháu Lạc Hồng
                   Đứng cõi Bắc bạt núi khai sông
                   Xây thành đắp lũy
                   Dựng tổ quốc nghìn năm
                Hình ảnh oai hùng của tiền nhân còn chiếu rạng sử xanh với Trưng Triệu đuổi Hán, Lê Lợi diệt Minh, Hưng Đạo thắng Nguyên và Quang Trung phá Thanh..Trường Sơn qủa là vùng “địa linh nhân kiệt” với khí thiêng sông núi, hòa hợp đất trời, mở cửa vào Bắc Trung Nam với ba dòng Hồng Hà, Hương Giang và Cửu Long, hun đúc bao anh hùng liệt nữ, nuôi dưỡng ý chí trường tồn và quyết tâm giữ nước của con cháu Hùng Vương:
                   Ôi nước non cẩm tú
                   Truờng Sơn ơi
                   Trường Sơn
                   Gánh một gánh giang sơn
                   Ba cửa mở
                   Dân một lòng giữ nước
                   Bốn cõi trời yên
          Trường Sơn xưa là thế! Nhưng hôm nay, Trường Sơn đã biến dạng, mất thiêng, từ khi giặc từ Bắc vô Nam, đem cờ đỏ về tắm máu dân tộc! Thật vậy, khi cộng sản là “trùng độc” dấy lên, lập đường mòn Hồ Chí Minh xâm nhập vào Nam, thì núi rừng tan tác, đất nước ngả nghiêng:
                   Chúng dấy lên như côn trùng
                   Hay san sát từng bầy như loài khỉ lửa..
                   Răng nhô mông đỏ
                   Xẻ núi lấp đường..
                   Đẵn cây phá núi
                   Lập con đường mòn thông suốt..
                   Đường mòn Hồ Chí Minh
                   Cho quân rợ cộng trẩy vào Nam
          Từ đó, non sông ngập lửa máu, dân Việt già trẻ lớn bé đều  trở thành nạn nhân của bạo tàn và hủy diệt:
                   Ngất trời lửa đỏ
                   Khe sanh thành biển khói
                   Huế thành đô oán hận ngộp trời
                   Đập đầu con nhỏ
                   Siết cổ người già
                   Giết..
                   Chôn sống..
                   Tội ác tày trời!
          Rồi như một phi lý lịch sử, miền Nam lọt vào tay rợ cộng sau 20 năm chiến đấu kiên cường. Qúa uất ức, bao chiến sĩ đã tuẫn tiết để bảo toàn danh dự, và bao người đã rời bỏ quê hương sống đời lưu vong:
                   Chúng đã chiếm miền Nam
                     đồ này đổ nát
                   Anh hùng đành tuẫn tiết
                   Quân tử cũng xa ba
                   Hiền nhân bôn viễn xứ
           
          Nguyên nhân gây thảm họa chính là chế độ cộng sản độc tài phi nhân. Tuyên truyền cộng sản vẫn rêu rao  độc lập tự do hạnh phúc”, thực chất chỉ là đói nghèo, khốn khổ. Trong khi thiểu số tư bản đỏ, sống phè phỡn trên lầu cao cửa rộng, trong những biệt phủ sang giàu với ngà voi gỗ qúy, thì dân chúng sống lây lất trên vỉa hè, nơi công viên như kẻ ăn mày:
                   Chủ nghĩa gì
                   Cộng sản
                   Đói thiếu ăn
                   Đau thiếu thuốc..
                   Người già
                   Trẻ thơ đói khát
                   Bới rác tìm cơm!
          Đó là chưa nói tới thảm nạn buôn người trong chủ trương xuất khẩu lao động, làm dâu xứ người, nhất là nô lệ tình dục, gây bao tủi hổ cho dân tộc, trong khi tập đoàn lãnh đạo cứ thẳng tay bóc lột hà hiếp:
                   Trai làm phu nô lệ
                   Gái bán thân xứ người..
                   Bay ngồi trên ngồi trốc
                   Tham tàn
                   Bóc lột      
          Đày đọa và giết chết dân lành, bọn con hoang Hà Nội  còn nhẫn tâm dâng hiến gia tài của mẹ cho ngoại bang. Tổ tiên đã từng căn dặn “không để một tấc  đất lọt vào tay giặc”, thế mà giờ đây, bọn Chiêu Thống lại đem  Nam Quan Bản Giốc, biển đảo và tài nguyên gỗ qúy làm qùa cho tay giặc:
                   Từng mảnh đất
                   Bây đêm dâng ngày bán
                   Mất Ải Nam Quan
                   Bản Giốc
                   Mất Hạ Long Trường Sa
                   Mất Vinh cho Formosa
                   Biển chết..
          Những vùng đất trù phú như huyết mạch của Việt Nam như Nha Trang Vũng Tàu Đà nẵng cũng biến thành  khu du lịch tràn ngập người Hoa, như thể khu tự trị của Bắc triều:
                    Mất Đà Nẵng Nha Trang
                   Mất Bình Duơng Vũng Tàu
                   Trời đất chung thành sầu
                   Ôi còn đâu còn đâu!
          Thế là giang sơn Việt nam đã bị chú con trời  nuốt sống!. Dân Việt trắng tay!  Còn đâu Sài Gòn ngà ngọc, Huế mộng mơ, Hà Nội ngàn năm văn vật!
                   Còn đâu
                   Ôi Hà Nội
                   Huế
                   Sài Gòn
                   Ôi Trường Sơn
                   Trường Sơn
                   Đã chết
          Tất cả chỉ còn là nước mắt tủi hận, là con tim héo hắt, là nỗi lòng đứt đoạn. Mắt em lệ trào. Mắt dân Việt cũng lệ tuôn ướt má:
                   Mắt em vương lệ trào
                   Khép chặt
                   Ta còn gì nữa đâu
                   Ta còn gì nữa đâu!
           Dân Việt mất hết! Tất cả đều do bọn cộng sản vô tâm bán nước cầu vinh, giữ đảng để giữ ghế, với chắc tâm “còn đảng thì còn mình”. Phải nói đây là tội phạm lịch sử đáng nguyền rủa muôn đời, trời không dung đất không tha:
                   Rừng Trường Sơn bao nhiêu lá
                   Là bấy nhiêu tội ác bây bày ra
                   Trời sẽ không dung đất cũng không tha
                   Mưa Trường Sơn không dội sạch
                   Nước biển Đông không tẩy hết
                   Khí thiêng đất trời này bay giết chết
                   Từ lâu
          Giờ đây, đồng cảm với dân Việt, nhà thơ chỉ còn biết chấp tay nguyện cầu anh linh tổ tiên về cứu vớt dân tộc, giúp con Việt gìn giữ tiếng Việt và hồn Việt:
                   Hỡi tổ quốc núi sông
                   Xin khôi phục khí thiêng
                   Hỡi tổ tiên anh hùng
                   Giữ cho còn
                   Tiếng nói 
          Hẳn nhiên còn tiếng Việt thì còn đất Việt, như Phạm Quỳnh đã khẳng định “Tiếng ta còn thì nước ta còn”, nên tác giả đã nguyện cho tiếng Việt đừng mai một:
                    Để tương lai Việt Nam
                   Biết cười và biết khóc
                   Viết thành thơ thành sách
                   Cho đầy trang sử
                   Oai hùng và bất khuất
                   Của những nghìn năm xưa
          Trong niềm tin tưởng vào sự hộ phù của tổ tiên sông núi, Văn Nguyên Dưỡng đã đứng dậy, thét roi Phù Đổng, hẹn với quê hương dân tộc một ngày về:
                   Ta thấy Truờng Sơn trong mắt em
                   Trường sơn sương dựng khói xây thành
                   Gió bình minh gợn sóng
                   Áo rừng xanh…
                   Hẹn với càn khôn
                   Xoay dần nhật nguyệt
                   Chân cứng đá mềm
                   Lối mòn thăm thẳm
          Đó là đường về. Đó là con đường Việt Nam đã quét sạch bóng thù..


No comments:

Post a Comment