CHÍNH NGHĨA THẮNG GIAN TÀ.
Ngô Quốc Sĩ
Tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn,
và một số
tiểu bang Dân Chủ, người ta đã tràn ra đường nhảy múa mừng Joe Biden chiến thắng, trong khi nhiều nhà lãnh đạo thế giới cũng đã lên tiếng chúc mừng ông Biden là vị Tổng Thống thứ #46 của Hoa Kỳ. Ngay cả
cựu tổng thống George W. Bush và thượng nghị sĩ cộng hòa Mitt Romney cũng gửi lời chúc mừng ông Biden thắng cử. Thế nhưng, tại khắp các tiểu
bang, dân chúng đã ồ ạt xuống đường ủng hộ tổng thống Trump và đòi đưa ra ánh
sáng những gian lận bầu cử. Riêng Tổng Thống Donald Trump cũng đã nhắc
khéo phe đảng Biden đừng vội vui mừng, vì cuộc chiến còn
tiếp diễn, và cuối cùng, ông sẽ dành phần thắng, tiếp tục lãnh đạo nước Mỹ thêm
4 năm nữa! Sự thể ra sao? Tương lai thế nào? Đó là những câu hỏi lớn đang làm bận
tâm nhiều người, nhất là những cử tri đã
ủng hộ tổng thống Trump.
Một cách tổng
quát, chúng ta có thể nhận định rằng, đây là lần đầu tiên chính trường Hoa Kỳ
rơi vào tình trạng rối ren như hôm nay. Thực ra trước đây, một số cuộc bầu cử tổng
thống cũng có những tranh chấp gay cấn, tiêu biểu như cuộc tranh cử của cựu tổng
thống Nixon
và McGovern,
năm 1972, cũng như của cựu tổng thống George W. Bush và Al Gore năm 2000.
Nhưng chưa bao giờ
trong lịch sử Mỹ có những căng thẳng đến nghẹt thở và những xung khắc tột độ
đưa tới cuộc chiến vô tiền khoáng hậu hôm nay.
Nhìn lại
những diễn biến trong 4 năm qua, nhất là trong mùa bầu cử hiện nay, người ta
không khỏi thắc mắc
và hoài nghi trước những vấn nạn hóc búa, có thể làm
thay đổi cả hệ thống chính trị và nền dân chủ Hoa Kỳ. Thật vậy, bốn năm qua, có
thể gọi là 4 năm sóng gió trên chính trường Mỹ, với những vấn nạn lớn làm chao đảo cả nước Mỹ, ảnh hưởng tới cả tình hình thế giới. Nào là vấn nạn hỏi rằng,
có thật sự tổng thống Donald Trump thông đồng với Nga trong cuộc bầu cử 2016,
đưa tới cuộc điều tra 2 năm trời của công tố đặc biệt Robert Muller. Nào là vấn
nạn Trump có thật sự cấu kết với Ukraine làm tổn thương an ninh quốc gia, và áp
lực ngoại bang để thủ lợi chính tri, đưa đến cuộc luận tội truất phế tổng thống
hợp pháp đương nhiệm. Nào là vấn nạn con cúm Vũ Hán đã giết chết trên 200 ngàn
người Mỹ, làm xã hội tê liệt, kinh tế tuột dốc, có phải do lỗi của tổng Thống
Trump thiếu tinh thần trách nhiệm và khả năng lãnh đạo.. Nào là vấn nạn người
dân xuống đường gây cảnh bạo loạn có phải thật sự để chống nạn kỳ thị chủng tộc,
cổ võ bình đẳng màu da.. Vấn nạn lớn nhất là ai đã thật sự chiến thắng trong cuộc
bầu cử tổng thống 2020? Truyền thông đồng loạt công bố Biden chiến thắng, gọi
ông là vị tổng thống #46 của Hoa Kỳ. Nhưng tổng thống Trump khẳng định cuộc chiến
còn tiếp diễn, và ông sẽ chiến thắng khi những thủ đoạn gian lận bầu cử được
phơi bày..
Hẳn nhiên, những vấn nạn hóc búa trên
sớm muộn cũng sẽ có giải đáp thỏa đáng đàng sau những đám mây mù. Nhưng hiện
nay, người ta vẫn thắc mắc với nhiều câu hỏi nhức nhối, đưa đến cảm nhận rằng,
đang có những thế lực ngầm đẩy mạnh cuộc chiến khốc liệt giữa chính quyền đương
nhiệm và phe đối lập, muốn chối bỏ sự chính đáng của tổng thống Trump, rồi quyết
truất phế ông để dành lại Tòa Bạch Ốc bằng mọi giá. Điểm lại những vấn nạn gai
góc trên, người ta không khỏi thắc mắc với nhiều câu hỏi nhức nhối:
Trước tiên, cuộc điều
tra của Robert Muller kéo dài 2 năm trời, tốn trên 40 triệu Mỹ Kim mà kết quả
chỉ là con số không to tướng! Bản báo cáo dày 400 trang của Muller không đưa ra
được chứng cớ nào để buộc tội, vậy có phải là tốn công vô ích, hoang phí tiền
thuế của dân không? Nhất là các cuộc điều
tra mới đây còn chứng tỏ ngược lại, là chính Hillary Clinton đã thông đồng với
Nga qua hồ sơ giả mạo gọi là Christopher
Steele’s Dossier, ngụy tạo và gài bẫy để hạ bệ Trump!
Cũng thế, cuộc luận tội truất phế
Trump cấu kết với Ukraine kéo dài cả mấy tháng trời, với những cuộc điều trần nẩy
lửa của Ủy Ban Tình Báo và Tư Pháp Hạ Viện Mỹ, cũng chẳng tìm ra chứng cớ nào để
buộc tội Trump phản quốc, làm tổn thương nền
an ninh Hoa Kỳ. Ngược lại, dư luận đã thấy rõ những bê bối tham nhũng thối
nát của gia đình Biden được truyền thông thiên tả bao che, dấu nhẹm. Thế có phải
là một giàn dựng thiếu lương thiện, vô căn cứ , nên đã kết thúc một cách nhục
nhã tại Thượng Viện không? Đó chẳng là
gian đối hay sao?
Tiếp đến, đại dịch Vũ Hán với con số
hàng triệu lây nhiễm và trên 200 ngàn tử vong, có phải là lỗi của tổng thống
Trump hay không? Sao người ta không nhìn thấy nguồn gốc con cúm phát xuất từ
Trung Quốc, và những nỗ lực vượt mức của chính quyền trong cuộc đối đầu với kẻ
thù vô hình này? Phải chăng, người ta đã dùng con cúm Vũ Hán như một chiêu thức
chính trị, để tạo hoảng loạn tâm lý, làm tê liệt xã hội và tuột dốc kinh tế, rồi đổ lỗi cho tổng thống
Trump thiếu trách nhiệm và khả năng lãnh đạo, hầu nhận chìm ông? Đó có phải là
gian dối không?
Đến như các cuộc xuống đường của Black
Lives Matter, Antifa, và giới trẻ bị mua chuộc, có thực là để đòi công lý cho George
Floyd và dân da đen không? Sự thực, người ta đã khuyến khích bạo loạn, đào sâu
hận thù chủng tộc, gây chia rẽ và phá hoại an ninh trật tự của đất nước, với chủ
trương phế bỏ cảnh sát và lịch sử truyền thống lâu đời của Hiệp Chủng quốc. Hãy
nghe tiếng nói chân chính của một nhà hoạt động da đen, Candace Owens về cái
chết của George Floyd: “Hắn ta là một tội phạm.. Cho rằng cảnh sát bị kích
động do kỳ thị chủng tộc chỉ là huyền thoại..”
Đáng nói nhất là vấn nạn bầu cử. Thật
khó hiểu rằng, tại sao một ứng viên đã dẫn đầu trong các cuộc tranh luận và vận
độn tranh cử, và đã bỏ xa đối thủ trong cuộc kiểm phiếu cho đến nửa đêm ngày 3
tháng 11, bỗng nhiên cuộc kiểm phiếu ngừng lại một cách khó hiểu. Kết quả thế cờ
đã bị lật ngược, Trump thua đậm Biden chỉ sau 4 tiếng đồng hồ ngưng kiểm phiếu,
đúng hơn kiểm phiếu bí mật? Chuyện gì xảy ra trong bóng đêm mịt mờ ? Thật là
đáng nghi, tạo cảm tưởng có gian lận, làm tổn thương nền dân chủ và niềm hãnh
diện thượng tôn luật pháp của Mỹ. Thực
hư thế nào chưa ai có thể quyết đoán, nhưng trên các diễn đàn, và truyền thông
xã hội, người ta nhìn thấy nhiều dấu hiệu của gian lận, chẳng hạn như những
thùng phiếu được lén chuyển vào phòng kiểm trong đêm, tại Wisconsin và
Michigan, và được đếm trong bí mật, khi các quan sát viên của ông Trump bị đuổi
ra ngoài, và phòng kiểm bị ngăn cách bởi những màn chắn được dựng lên! Chuyện
hi hữu là tất cả những phiếu này chỉ bầu cho Biden, không có phiếu nào cho
Trump! Làm sao hiểu được tại sao cô thư
ký quận hạt Shiawassee tại Michigan đã thêm con số “0” to tướng để tăng số phiếu
bầu cho Biden từ 15,371 thành 153, 710 nghĩa là thêm 138, 339 phiếu ma cho
Biden? Chẳng lẽ đó chỉ là vô tình hay vô ý? Đó là chưa nói tới nguồn tin cho biết,
người ta đã dùng nhu liệu để chuyển đổi tên Trump thành Biden trong phiếu bầu một
cách tinh vi, hầu giảm phiếu của đối thủ và tăng phiếu của gà nhà! Còn phải kể
tới những lá phiếu ma của những người đã chết nhiều năm, của những người không
phải là cư dân tiểu bang, hay trường hợp hàng triệu phiếu bầu vượt xa số người
ghi danh! Có thể còn nhiều nữa, và người ta phải đợi khi nhóm luật sư của tổng
thống Trump đệ đơn kiện lên Tối Cao Pháp Viện, mới biết sự thật ở đâu!
Thế là chúng ta phải chờ đợi thêm một
thời gian. Cho đến nay, sự việc chưa ngả ngũ. Ông Biden có thể tuyên bố chiến
thắng, nhưng đúng như nhận xét của tổng thống Trump, Biden chỉ là “tổng thống của truyền thông”, chứ khống
phải là “tổng thống của dân Mỹ”. Thật
vậy, tuy truyền thông rêu rao chiến thắng và chúc mừng, nhưng chưa có sự xác nhận
của Ủy Ban bầu Cử, chưa có lời tuyên bố chính thức của ứng viên thua cuộc, cũng
như sự phe chuẩn của cử tri đoàn, thì không ai có quyền vỗ ngực tự hào đã chiến
thắng! Đó có thể chỉ là chiến thắng ảo, hãnh diện ảo và nỗi vui nhất thời…
Người ta có thể ăn mừng chiến thắng, có thể lên tiếng
chúc mừng với những con số không hẳn là thực. Nhưng xin hỏi, nếu sự thể đảo ngược với phán quyết
của Tối Cao Pháp Viện, dựa trên nhân chứng và vật chứng cụ thể khả tín, rằng có
gian lận bầu cử, nên phải kiểm lại hay bầu lại, thì phải ăn nói làm sao đây? Nếu
mừng hụt thì quả là quá nóng vội và trơ trẽn và lố bịch…Chờ xem! Trời có mắt!
Không có gì có thể che dấu dưới ánh sáng mặt trời! Chính nghĩa sẽ thắng gian
tà..
Ngô Quốc Sĩ