Thursday, June 27, 2019


NỖI ĐAU DÂN TỘC
Ngô Quốc Sĩ

          Dòng sinh mệnh dân tộc đầy máu lửa đã tô đậm lịch sử với những nét vừa tang thương vừa kiêu hùng, làm cho dân Việt cảm thấy tự hào hãnh diện nhưng không khỏi ngậm ngùi chua xót. Những dòng thơ nhạc quê hương đã làm bừng cháy bao uất hận trước bạo cường, làm vang vọng tiếng gọi toàn dân đứng lên cứu nguy tổ quốc. Không phải chỉ có những khuôn mặt nổi tiếng như Anh Bằng, Tô Thùy Yên, Bùi Minh Quốc, mà ngay những ngòi bút dân gian như Anh Minh qua các bài thơ “Nỗi Đau dân Tộc”, “Cướp Nổi Lên Rồi” cũng nói lên niềm đau chất ngất như vết chém mãi còn nhỏ máu..
          Có người đến nay vẫn còn ngây thơ tin vào những lời lẽ dối trá đường mật của cộng sản. Nào là giải phóng dân tộc. Nào độc lập và thống nhất đất nước. nào là tự do hạnh phúc! Riêng Anh Minh, không hề bị huyễn hóa hay nhiễm độc, đã nhận ra bộ mặt thật bỉ ổi của cộng sản sau những tuyên truyền lừa bịp nhằm đánh lừa dân Việt và thế giới. Nói khác, đàng sau những huyền thoại và chiêu bài độc lập- giải phóng- thống nhất, dân Việt đã nhận chân được bộ mặt phản dân hại nước của bọn con hoang tha hóa và cuồng tín:
                   Dân mình từ lâu đã rõ ngay.
                   Sự thật lịch sử đã phơi bày.
                   Ai quân cướp nước ai xâm lược,
                   Ai kẻ buôn dân bán nước này.
          Một khi nhận ra ai là kẻ buôn dân bán nước, dân Việt cũng nhận thức rõ ràng ai là người thương nước thương nòi, đã từng xả thân bảo vệ bảo vệ chính nghĩa quốc gia và nền độc lập thực sự của dân tộc. Dù cộng sản có gọi họ là “ngụy quân ngụy quyền” hay “liếm gót đế quốc”, thì thực chất họ vẫn là những người con yêu của tổ quốc, quyết tâm bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền dân tộc:
                    Ai người bảo vệ nền độc lập,
                   Tự Do Dân Chủ quốc gia này .
                   Những ai chánh nghĩa ai phi nghĩa,
                   Lịch sử giờ đây đã rõ ngay.
          Sau khi phân biệt chính nghĩa với phi nghĩa, yêu nước với bán nước, tác giả đã đi sâu vào bản chất cộng sản, lột mặt nạ bọn hoang thú đê hèn, đội lốt người, dương cánh tay đao phủ say máu, chém giết không nương tay, đem búa liềm cứa nát thi thể mẹ Việt Nam.
                   Hèn với giặc ác với dân,
                   Khốn nạn thay bè lũ Việt gian!
                   Bản chất côn đồ và dối trá,
                   Khủng bố đê hèn say máu dân.
          Độc ác say máu, giết người như ngóe, cộng sản còn là lũ bất lương, đã tham nhũng thối nát, bóc lột dân lành tận xương tủy, lại còn nhẫn tâm bán nước cầu vinh. Cộng sản vỗ ngực tự khoe là ái quốc, thực ra chỉ là Việt gian làm tay sai cho ngoại bang, chẳng khác gì Chiêu Thống và Trần Ích Tắc ngày xưa đã từng rước voi giày mã tổ:
                   Tham ô thối nát không thuốc chữa
                   Ăn cướp giết dân hết chỗ chừa.
                   Lại càng trân tráo vô liêm sĩ,
                   Bán cả Việt Nam cũng chẳng vừa.
          Bán cả Việt Nam với mật ước Thành Đô, hiệp định biên giới và  lãnh hải, dâng hiến Hoàng Sa Trường Sa, mới đây là đặc khu Vân Đồn Bắc Văn Phong và Phú Quốc! Chưa đủ,  cộng sản Việt Nam còn siết họng người dân, không cho nói,  không cho phát biểu quan điểm, không cho chia sẻ và trao đổi tin tức, sợ sự thật bị phơi bày, sợ mặt nạ rơi xuống để lộ nguyên hình hoang thú:
                   Luật an ninh mạng bịt miệng dân.
                   Luật rừng man rợ xiết cổ dân.
                   Không cho dân nói ra sự thật.
                   Sự thật đau lòng của  núi sông.
          Trước hiện thực đau buồn như thế, Anh Minh đã muốn gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh những ai còn ngái ngủ, chưa thức tỉnh để nhận chân hiện thực đất nước hôm nay. Tuy bề mặt có vẻ phát triển phồn thịnh với đầy dẫy nhà cao ốc, đường cao tốc, nhạc giật gân nhún nhẩy,quán hàng nhậu nhẹt say sưa, nhưng bên trong là cả một vũng lầy đầy nước mắt, khóc cho hiện tại và tương lai đất nước và c0n người:                 
                        Mối họa mất nước đã đến rồi.
                   Tổ quốc lâm nguy tổ quốc ơi.
                   Vạn dân nô lệ đời đen tối.
                   Máu chảy trong lòng Việt Nam ơi.
          Tai họa giáng xuống qúa bất ngờ và phi lý. Nào có ai ngờ “hòn ngọc viễn Đông” bỗng chốc trở thành vùng tăm tối nhục nhã, mang tên tội phạm vô đạo thất đức đáng nguyền rủa muôn đời:
                        Ngày tự do đã hết hỡi cháu con lạc hồng.
                   Vạn niềm tin đã tắt, ôi quốc gia điêu linh.
                   Sàigòn ơi, ta vẫn không ngờ lại có hôm nay,
                   Ta vẫn không ngờ đời quá chua cay.
          Hẳn nhiên đời qúa chua cay, bởi lẽ tự do đã chết, niềm tin đã tắt. Nhưng tác giả cũng như dân Việt chưa thất vọng, chưa bỏ cuộc. Tin vào lịch sử oai hùng với dòng máu Lạc Hồng, tác giả đã kêu gọi toàn dân đứng lên theo buớc tiền nhân, viết lại trang sử mới thay cho nhục sử hôm nay:        
                    Giòng máu anh hùng Lạc Việt ơi,
                   Đứng vùng lên cứu nước giúp đời.
                   Có đập tan gông cùm cộng sản,
                   Mới còn chủ quyền đất nước thôi
          Một khi nhục sử và ngụy sử được thay thế bằng chính sử, phản ảnh cuộc sống thực và niềm khát vọng chính đáng của dân tộc, thì Việt Nam mới xứng đáng tên gọi “Việt Nam” có nghĩa là trỗi vượt tại phương Nam, và con người nói chung và con người Việt Nam nói riêng mới được phục hồi, vui hưởng tự do và nhân quyền:
                   Việt Nam quyền tự do, Việt Nam quyền con người
                   Việt Nam là tự do, Việt Nam là nhân quyền.
          Không trau chuốt bóng bẩy, không nắn nót kiêu sa, Anh Minh đã trải vào thơ những dòng tâm cảm chân thật, như những lời thưa  chất phác và thơ ngây với mẹ Việt Nam “chúng con vẫn còn đây!..”





Thursday, June 20, 2019


OÁN TRÁCH AI ĐÂY?
Ngô Quốc Sĩ

        Nhìn lại cuộc chiến tranh Việt Nam, người ta vẫn chưa đồng ý với nhau đâu là nguyên nhân đích thực gây ra sự sụp đổ của miền Nam. Nhiều người trách cứ Hoa Kỳ đã bỏ rơi miền Nam. Người khác lên án bọn phản chiến và truyền thông thiên tả một chiều, bôi nhọ chính nghĩa quốc gia. Có người chê bai chính quyền miền Nam yếu kém, quân đội miền Nam thiếu tinh thần chiến đấu! Riêng Trần Văn Lương, qua bài thơ “Đừng Oán Trách Trời Kia” đã bày tỏ quan điểm khá rõ ràng, đâu là nguyên nhân đích thực của sự thất trận, và ai là kẻ đáng trách trong thảm họa lịch sử đó.
          Trước hết tác giả đã thổ lộ tâm thức lưu vong tủi buồn của dân Việt, cảm nhận rằng, nhiều người đến nay vẫn chưa nhận thức rõ ràng đâu là nguyên nhân đích thực của thảm họa mất nước:
                   Người gục đầu, xót cho phận lưu vong,
                   Gần hết kiếp còn lông bông xa xứ…
                   Rồi nghĩ ngợi lan man về quá khứ,
                   Hết đổ thừa, lại trách cứ lang bang.
          Một tâm thức rất cổ điển, là chuyện gì cũng gán cho Trời, tiêu biểu như người chinh phụ của Đoàn Thị Điểm đã oán trách trời gây cảnh chiến tranh tang tóc:
                   Trời kia thăm thẳm từng trên
                   Vì ai gây dựng cho nên nỗi này
          Trần Văn Lương thực tế hơn, quan niệm rằng, trách trời không có mắt cũng chỉ là viễn vông, bởi lẽ trời có chuyện trời, người có chuyện người:
                   Đừng oán trách trời kia không có mắt,
                   Bắt dân mình luôn mắc cảnh điêu linh,
                   Cao xanh vốn dĩ vô tình,
                   Chỉ vận chuyển theo lộ trình sẵn đặt. 
          Không oán trách trời, tác giả cũng không đổ lỗi cho đồng minh trở mặt, bởi lẽ nước nào cũng có quyền lợi riêng của họ. Chỉ tiếc Việt Nam mang thân phận nhược tiểu, chỉ là con tốt trên bàn cờ quốc tế, lại còn bị nội phản quấy phá:                 
                   Đừng trách mãi chuyện đồng minh trở mặt,
                   Lật lọng là cố tật chúng lâu nay,
                   Tiếc thay mình nhược tiểu lại non tay,
                   Thêm nội phản, nên giờ đây mạt lộ.
          Nhất là không nên trách người dân hờ hững an thân, vì trước sau, họ chỉ là những người thấp cổ bé miệng, bao năm léo lê cuộc sống khốn khổ, chỉ mong ngày 2 bữa đủ no, đâu còn thì giờ mà quan tâm đến chuyện chính trị:                  
                   Đừng trách lỗi người dân đen thấp cổ,
                   Họ bao năm luôn đói khổ miệt mài,
                   Ăn bữa rày, chắc gì có bữa mai,
                   Nước có mất vào tay ai cũng thế.
          Và sau cùng, cũng không nên trách cứ những nạn nhân của thời cuộc, vì hoàn cảnh phải bán thân nuôi miệng, hay vướng vào những đường dây buôn người, buộc phải làm nô lệ tình dục, nô lệ lao động chỉ để kiếm sống qua ngày. Họ đáng thương hơn là đáng trách:
                   Đừng trách kẻ đem xác thân bán rẻ,
                   Hoặc chạy tiền làm nô lệ bốn phương,
                   Họ là người bị lừa gạt đáng thương,
                   Đâu biết được Thiên đường kia chẳng có.
          Thế thì trách ai? Ai là kẻ gây thảm họa? Ai là kẻ tội đồ? Trần Văn Lương đã thẳng thắn chỉ đích danh bọn con hoang phản dân hại nước. Trước tiên phải vạch mặt bọn thái thú đang ngự trị tại Ba Đình. Đó chính là bọn Việt gian nhẫn tâm bán nước cầu vinh. Nếu ngày nào, Lê Lợi đã gọi bọn chúng là lũ gian tà, bán nước buôn dân:
                   Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ,
                   Bọn gian tà bán nước cầu vinh.
                   Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
                   Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
          Thì hôm nay, Trần Văn Lương cũng chỉ mặt bọn chúng mà xỉ vả:
                   Hãy oán trách lũ tội đồ đầu sỏ,
                   Đám tay sai Tàu đỏ ở Ba Đình,
                   Bán giang san rồi khóa miệng dân mình
                   Bằng tù ngục, bằng cực hình thảm thiết.
          Hẳn nhiên phải quyết liệt lên án lũ Việt gian bán nước. Nhưng bên cạnh đó, còn phải lên án bọn người mê danh tham lợi, đã bán rẻ lương tâm, tiếp tay với bạo quyền gây tội ác, gieo oan khiên lên đầu dân Việt, chỉ vì đặc quyền đặc lợi:
                   Rồi kế đến bọn mang dòng máu Việt,
                   Vì lợi danh mà quên hết tổ tiên,
                   Trực tiếp hay gián tiếp giúp bạo quyền,
                   Để bọn chúng gây nên nghìn thứ tội.
          Đó là chưa kể tới những người nhẹ dạ nông nổi, đã một thời bị tuyên truyền mua chuộc, đứng ra bao che, tiếp tế cho bọn cộng sản nằm vùng, tưởng thế là yêu nuớc thương nòi, ngờ đâu chỉ là nuôi ong tay áo, tiếp tay cho tội ác:
                   Trách những kẻ đã một thời nông nổi,
                   Chuyên chở che bọn nón cối tà ma,
                   Giấu đặc công, du kích ở trong nhà,
                   Gom gạo, thuốc... chuyển ra bưng từng chuyến.
          Thêm vào đó, còn phải lên án bọn sinh viên phản chiến, đã hùa theo cộng sản phá nát miền Nam mà cứ tưởng là trí thức yêu nước!
                   Trách những đứa xưa đua đòi phản chiến
                   Tuổi sinh viên chẳng lo chuyện học hành,
                   Hùa theo bầy thân Cộng để đấu tranh
                   Lúc nhúc khắp nẻo thị thành gây rối,
  1.           Cũng không thể không quan tâm về một số người Việt vô tâm, đã vội quên căn cước tị nạn cộng sản của mình, trở về Việt Nam hợp tác làm ăn với cộng sản, hát cho cộng sản nghe, hay khoe khoang “áo gấm về làng",  ăn chơi thỏa thích trên máu và nước mắt đồng bào!

                   Hãy trách bọn có hành vi khả ố,
                   Quên hẳn thời khốn khổ chạy qua đây,
                   Được chút tiền chưa kịp ấm bàn tay,
                   Đã cuống quít về loay hoay xoay xở.
          Thế là qúa rõ ràng, ai là nạn nhân và ai là phạm nhân. Từ nhận thức về thảm họa mất nước, Trần Văn Lương đã muốn đánh thức dân Việt tỉnh ngộ, đứng lên tự cứu lấy chính mình, không ỷ lại trông chờ ngoại bang, quyết tâm mở đường máu để giải cứu quê hương:
                   Đã đến lúc phải cùng nhau tỉnh ngộ,
                   Để thấy rằng chỉ có chính dân Nam
                   Mới một lòng vì đất nước giang san,
                   Chấp nhận cảnh máu đào loang ngập đất.
          Dù ai có cổ võ cho đấu tranh bất bạo động, thì Trần Văn Lương vẫn xác quyết, chỉ có máu Lạc Hồng mới tô thắm vườn hoa Lạc Việt, nên dân Việt phải “Chấp nhận cảnh máu đào loang ngập đất!”. Con đường máu chính là con đường sống của dân Việt!






Thursday, June 13, 2019


LỜI TẠ TỘI VỚI CHA
Ngô Quốc Sĩ

          Hiếu thảo với cha mẹ là căn bản đạo làm người trong văn hóa Việt Nam. Trong huyền sử, cha Rồng mẹ Tiên đã gắn bó với nhau tạo nên trăm con Việt, lan tỏa khắp năm châu, nên con Việt luôn luôn hướng về cội nguồn, dù phiêu bạt nơi đâu. Trong đời thực, công cha nghĩa mẹ cũng luôn ghi khắc trong lòng con Việt, nên “chiều chiều ra đứng ngõ sau, trông về quê mẹ ruột đau chín chìu”. Tuy dân Việt không có ngày “Từ Mẫu” và “Hiền Phụ” như Tây Phương, nhưng lòng kính yêu và biết ơn cha mẹ  luôn luôn đậm đà, tiêu biểu như Hoa Hướng Dương, đã nhớ cha quay quắt, và cảm thấy có lỗi không về nói lời từ biệt khi cha nhắm mắt giã từ cõi trần tại quê nhà.
          Mở đầu bài thơ “Mùa Xuân Đã Mất”, Hoa Hướng Dương đã xin tạ lỗi với cha qua dòng nước mắt cay nồng nhớ thương vô vàn:
                   Dòng lệ nóng tuôn tràn trên môi mắt
                   Con gục đầu nức nở khóc thương ba
                   Phút lâm chung chắc lòng ba quặn thắt
                   Đứa con yêu chưa kịp trở về nhà..
          Từ chốn tạm dung, không thể về quê hương để nói lời vĩnh biệt, con cảm thấy đứt ruột. Chỉ mong cha thông cảm cho hoàn cảnh đất nước tang thương, con phải xa lìa bàn tay âu yếm của cha tìm đất sống nơi đất khách quê người. Giờ đây, chỉ xin lấy nén tâm nhang thay hương khói tạ từ:
                   Ba ba hỡi! Bên này con đứt ruột
                   Như ngồi trên đống lửa đốt tim gan
                   Vì nghịch cảnh nên con không về được
                   Thỏa ước nguyền xin thắp nén tâm nhang..
          Trong khói tỏa tâm nhang, con nhớ mãi thuở ấy, cha là “công tử” kết duyên với mẹ là cô gái “miệt vườn”, đem bàn tay vun trồng cuộc sống ấm no, và rồi vì lòng yêu nước thiết tha, ba đã đi kháng chiến chống giặc Tây dành độc lập xứ sở:
                   Rồi từ đó ba tay cày tay cuốc
                   Sân trước vườn sau hoa trái đơm đầy
                   Căn nhà nhỏ âm vang lời yêu nước
                   Bỏ cuốc cày ba đánh đuổi giặc Tây.
          Điều đáng hãnh diện và đáng tôn vinh, là năm 54, khi những người kháng chiến đã lầm đường kéo nhau tập kết ra Bắc, phục vụ cộng sản, thì ba đã sáng suốt nhận thức được chính nghĩa quốc gia, ở lại miền Nam theo đuổi với lý tưởng tranh đấu cho tự do dân chủ:
                   Thời 54 từng đoàn người xuôi ngược
                   Tập kết, vô Nam..bỏ hết cửa nhà
                   Ba của con thật vô cùng sáng suốt
                   Chánh nghĩa muôn đời..lý tưởng quốc gia
          Những năm tháng bình yên tại miền Nam đã làm tăng sức sống. Ba lại đem bàn tay công tử vun xới ruộng vườn, nuôi đàn con nhỏ, tô thắm giang sơn:
                   Ba ở lại dưỡng nuôi đàn con nhỏ
                   Giặc tan rồi ba vác cuốc lên nương
                   Đem mồ hôi tưới xanh màu cây cỏ
                   Sức cần lao tô thắm đẹp ruộng vườn
          Thế rồi chẳng mấy chốc, non sông lại bừng lên lửa khói. Nền an ninh thịnh trị của miền Nam đã bị khuấy động bởi lũ giặc, không phải là giặc Tây, mà chính là kẻ nội thù, từ Bắc vô Nam, phá hoại cuộc sống an lành, gieo rắc bao tai họa oan khiên:
                                Chỉ vài năm yên bình nơi thôn ấp
                   Bỗng một hôm có giặc giã kéo về
                   Ba vội vã bỏ xóm làng Cửa Lấp
                   Súng đạn vô tình ba sợ lưỡi lê!
          Sợ là phải, bởi lẽ lưởi lê dao găm mã tấu là “nghề của chàng”, những tên thảo khấu đao phủ, coi mạng người như cỏ rác. Bọn chúng không còn là người, chỉ là  giun dế đúng như ghi nhận của nghệ sĩ Kim Chi Tôi nhận thấy đảng nhà nước và lãnh đạo của XHCNVN thật rất tồi tệ, đê hèn, ghê tởm đáng khinh bỉ, đáng phỉ nhổ còn hơn rác, còn hơn mất thứ rận, rạp, trùn giun, sán, chết sình chết toi ở bờ đê, đáy ruộng, bờ tre, bờ cỏ..Không thể tưởng tượng đuợc..”
          Ba thi sợ. Còn con thì đành gạt nước mắt rời bỏ quê hương tìm đất sống, xa cha và ruộng vườn đã thấm bao mồ hôi cày xới vun trồng:
                   Theo vận nước con lìa xa tổ quốc
                   Lần sau cùng không kịp nói biệt ly
                   Hai mươi mấy năm đuợc tin ba mất
                   Lắng lòng đau con hoá kiếp hoa qùy..
          Từ San Jose, miền Bắc Cali, tác giả đã hóa kiếp thành hoa qùy-Hoa Hướng Dương! Đó chính là hóa thân của tình con với cha và nỗi nhớ quê nhà, kết tinh của tình gia đình và  lòng yêu nước thương nòi. Giờ đây, con chỉ còn biết hướng về ba trong lời kinh tiếng mõ, nguyện cầu cho ba thảnh thơi nơi bồng lai tiên cảnh:
                   Dương Đông hỡi! Mặt trời nơi phương đó
                   Con cúi đầu bái tạ tiễn phụ thân
                   Khúc nhàn du qua câu kinh tiếng mõ
                   Bước bồng lai ba trút bỏ bụi trần..
          Trong nỗi mất mát lớn lao không làm sao nói hết, Hoa Hướng Dương, đã chợt rùng mình nhận ra một chân lý ngàn đời. Đó là chân lý “cha là tất cả”. Cha là mùa xuân, là lẽ sống của đời con, thế nên mất cha là mất tất cả..
                   Giờ vĩnh biệt gởi tình con theo gió
                   Chốn quê nhà cha rời bỏ người thân
                   Phút linh thiêng rùng mình con chợt rõ:
                   Mất cha hiền là mất cả mùa xuân
          Hoa Hướng Dương là người con yêu của gia đình, cũng là người con yêu của quê hương đất nước. Đó chính là hình ảnh người con gái Việt trong dòng sinh mệnh nổi trôi của dân tộc. Trong nỗi nhớ người cha hiền ray rứt, hình ảnh của người trai Việt nặng tình gia đình và tình non nuớc, tác giả đã tìm lại được mùa xuân. Mùa xuân của chính mình. Đó cũng chính là mùa xuân dân tộc..
                    
                  
         
                  





Wednesday, June 12, 2019


NẾU KHÔNG NHÌN LẠI ,
MÌNH SẼ MẤT QÚA KHỨ VÀ TƯƠNG  LAI .

 Châu Hiển Lý ( Bộ đội tập kết 1954 ).

          Đã hơn 3 thập kỷ trôi qua, làm ăn cực nhọc là thế, thành tựu không thể nói là nhỏ, thế mà khoảng cách phát triển của VN so với thế giới sao vẫn xa vời !  Không định thần nhìn nhận lại tất cả, không khéo chúng ta sẽ ngày càng đi sâu vào con đường đi làm thuê, đất nước có nguy cơ trở thành đất nước cho thuê với triển vọng là bãi thải công nghiệp của các quốc gia khác (!) giữa lúc thế giới đang bước vào thời kỳ kinh tế trí thức !
   150 năm đã trôi qua, nhưng bài học này còn nguyên vẹn. Đó là 80 năm nô lệ, 40 năm với 4 cuộc chiến tranh lớn (Pháp, Mỹ, Cam Bốt, Tàu) – trong đó 3 thế hệ liên tiếp gánh chịu những hy sinh khốc liệt, 43 năm xây dựng trong hòa bình với biết bao nhiêu lận đận, và hôm nay VN vẫn còn là một nước chậm tiến.
        Thảm kịch của đảng cộng sản thực ra đã bắt đầu ngay từ ngày 30-4-1975. Sự bẽ bàng còn lớn hơn vinh quang chiến thắng. Hòa bình và thống nhất đã chỉ phơi bày một miền Bắc xã hội chủ nghĩa thua kém miền Nam, xô bồ và thối nát, về mọi mặt. 
“Tính hơn hẳn” của chủ nghĩa Mác-Lênin đã trở thành một trò cười. Sự tồi dở của nó được phơi bày rõ rệt cùng với sự nghèo khổ cùng cực của đồng bào miền Bắc.Nhìn lại sau hơn nửa thế kỷ dưới chế độ CS, hàng loạt các câu hỏi được đặt ra :
😥- Năm 1954 sau khi thắng Pháp, tại sao hơn 1 triệu người Bắc phải bỏ lại nhà cửa ruộng vườn di cư vào miền Nam ?
😥- Sau năm 1975 , tại sao dân miền Nam không ồ ạt di cư ra Bắc sinh sống để được hưởng những thành quả của CNXH mà chỉ thấy hàng triệu người Bắc lũ lượt kéo nhau vào Nam lập nghiệp ?
😥_ Tại sao sau khi được “giải phóng” khỏi gông cùm của Mỹ-Ngụy, hàng triệu người phải vượt biên tìm tự do trong cái chết gần kề, ngoài biển cả mênh mông ?
😥_ Tại sao nhân viên trong các phái đoàn CS đi công tác thường hay trốn lại ở các nước tư bản dưới hình thức tị nạn chính trị ?
Tất cả những thành phần nêu trên, họ muốn trốn chạy cái gì ?
😮_ Tại sao đàn ông của các nước tư bản Châu á có thể đến VN để chọn vợ như người ta đi mua một món hàng ?
😲_ Tại sao Liên Xô và các nước Đông âu bị sụp đổ ?
😲_ Tại sao lại có sự cách biệt một trời một vực giữa Đông Đức và Tây Đức, giữa Nam Hàn và Bắc Hàn ?
😯-Tại sao nước ta ngày nay phải quay trở lại với kinh tế thị trường, phải đi làm "lao công" cho các nước tư bản ?
😲_ Tại sao các lãnh tụ CS lại gởi con đi du học tại các nước tư bản thù nghịch ?
         Hỏi tức là trả lời, người VN đã bỏ phiếu bằng chân từ bỏ một xã hội phi nhân tính. Mọi lý luận phản biện và tuyên truyền của nhà nước cộng sản đều trở thành vô nghĩa !
Sự thực đã quá hiển nhiên nhưng đảng cộng sản VN không thể công khai nhìn nhận. 
😪Họ không thể nhìn nhận là đã hy sinh 4 triệu sinh mệnh trong một cuộc chiến cho một sai lầm !  Nếu thế thì họ không còn tư cách gì để nắm chính quyền, ngay cả để hiện diện trong sinh hoạt quốc gia một cách bình thường.
Để Nhìn nhận một sai lầm kinh khủng như vậy 
-đòi hỏi một lòng yêu nước
-một tinh thần trách nhiệm 
-và một sự lương thiện ở mức độ quá cao đối với những người lãnh đạo cộng sản. 
        Hơn nữa, họ đã được đào tạo để chỉ biết có bài bản cộng sản, bỏ chủ nghĩa này họ chỉ là những con số 0 về kiến thức. 
Cũng phải nói là trong bản chất con người , ít ai chịu từ bỏ quyền lực khi đã nắm được.
         Thế là sau cuộc cách mạng long trời lở đất với hơn 30 năm khói lửa, máu chảy thành sông, xương cao hơn núi, Cộng Sản Hà Nội lại phải đi theo những gì trước đây họ từng hô hào phá bỏ tiêu diệt.
     Từ 3 dòng thác cách mạng chuyên chính vô sản, hy sinh hơn 4 triệu mạng người, đi lòng dòng gần nửa thế kỷ, Cộng Sản Hà Nội lại phải rập khuôn theo mô hình tư bản để tồn tại.
    Hiện tượng “Mửa ra rồi nuốt lại” này là một cái tát vào mặt các nhà tuyên giáo  trung ương CSVN.
      Cách mạng cộng sản đã đưa ra những lí tưởng tuyệt vời nhất, cao cả nhất, đã thực hiện những hành động anh hùng vô song, đồng thời cũng gieo vào lòng người những ảo tưởng bền vững nhất.
      Nhưng thực tế chuyên chính vô sản đã diễn ra vô cùng bạo liệt, tàn khốc, chà đạp man rợ lên đạo lý, văn hóa và quyền con người ở tất cả các nước cộng sản nắm chính quyền. Sự dã man quỷ quyệt mánh lới và sự bất nhân khéo che đậy của Cộng sản chưa hề thấy trong lịch sử loài người.
     Con người có thể sống trong nghèo nàn, thiếu thốn. Nhưng người ta không thể sống mà không nghĩ, không nói lên ý nghĩ của mình. Không có gì đau khổ hơn là buộc phải im lăng, không có sự đàn áp nào dã man hơn việc bắt người ta phải từ bỏ các tư tưởng của mình và “nhai lại” suy nghĩ của kẻ khác.
      Nền chuyên chính vô sản này làm tê liệt toàn bộ đời sống tinh thần của một dân tộc, làm tê liệt sự hoạt động tinh thần của nhiều thế hệ, làm nhiều thế hệ con người trở thành những con rối, những kẻ mù chỉ biết nhai như vẹt các nguyên lý bảo thủ giáo điều …
     Công dân của nhà nước cộng sản luôn luôn sợ hãi, luôn luôn lo lắng không biết mình có làm gì sai để khỏi phải chứng minh rằng mình không phải là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội.
Cơ chế quyền lực cộng sản tạo ra những hình thức đàn áp tinh vi nhất và bóc lột dã man nhất. Vì vậy, công dân trong các hệ thống cộng sản hiểu ngay điều gì được phép làm, còn điều gì thì không. Không phải là luật pháp mà là quan hệ bất thành văn giữa chính quyền và thần dân của nó đã trở thành “phương hướng hành động” chung cho tất cả mọi người.
     Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng, vơ vét tiền của của Nhà nước. Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù số tiền đó là hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ. Cái lớn nhất bị mất, đó là suy đồi đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống …
           Bác và đảng đã gần hoàn thành việc vô sản hóa và lưu manh hóa con người VN 
-vô sản lưu manh là lời của Lênin
 Vô sản chuyên chính (đảng viên) thì chuyển sang làm tư bản đỏ
-còn vô sản bình thường (người dân) trở thành lưu manh do thất nghiệp, nghèo đói.
      Nền kinh tế Việt Nam bây giờ chủ yếu là dựa trên 
-việc vơ vét tài nguyên quốc gia 
- bán rẻ sức lao động của công nhân và nông dân cho các tập đoàn kinh tế ngoại bang, vay nước ngoài do nhà nước CS làm trung gian.
     Huyền thoại giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp do cộng sản Việt Nam dày công dàn dựng đã tan thành mây khói khi giai cấp “vô sản” âm thầm lột xác trở thành các nhà Tư bản đỏ đầy quyền lực và đô la.
     Do vậy, lý thuyết CS dần dần mất đi tính quyến rũ hoang dại. Nó trở nên trần trụi và lai căng. Tất cả điều đó đã làm cho các ĐCS trên toàn thế giới dần dần chết đi. Dù GDP có tăng lên, nhiều công trình lớn được khánh thành do vay mượn quỹ tiền tệ Quốc Tế nhưng đạo đức xã hội cạn dần. Thực tế cho thấy rằng sức mạnh không nằm ở cơ bắp. Vũ khí, cảnh sát và hơi cay chỉ là muỗi mòng giữa bầu trời rộng lớn nếu như lòng dân đã hết niềm tin vào chính quyền.
           Học thuyết về xây dựng một xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa chỉ là một loại lý tưởng hóa, nó là chiếc bánh vẽ để lừa gạt dân, không hơn không kém; đảng nói một đằng, làm một nẻo.
Chẳng hạn đảng nói “xây dựng xã hội không có bóc lột” thì chính những đảng viên lại là những người trực tiếp tham nhũng bóc lột người 
-đảng nói ” một xã hội có nền dân chủ gấp triệu lần xã hội tư bản” thì chính xã hội ta đang mất dân chủ trầm trọng
-đảng nói “đảng bao gồm những người tiên phong nhất, tiên tiến nhất” nhưng thực tế thì đảng đầy rẫy những người xấu xa nhất, đó là những kẻ đục khoét tiền bạc của nhân dân.
           Sở dĩ ĐCSVN còn cố giương cao ngọn cờ XHCN đã bị thiêu rụi ở tất cả các nước sản sinh ra nó vì chúng đang còn nhờ vào miếng võ độc “vô sản chuyên chính” là… còng số 8, nhà tù và họng súng để tồn tại !
Nhân dân đang hy vọng rằng Đảng sớm tự ý thức về tội lỗi tầy trời của mình. Đảng sẽ phải thẳng thắn sám hối từ trong sâu thẳm chứ không chỉ thay đổi bề ngoài rồi lại tiếp tục ngụy biện, chắp vá một cách trơ trẻn.
     Người dân chẳng còn một tí ti lòng tin vào bất cứ trò ma giáo nào mà chính phủ bé, chính phủ lớn, chính phủ gần, chính phủ xa đưa ra nữa. Họ nhìn vào ngôi nhà to tướng của ông chủ tịch xã, chú công an khu vực, bà thẩm phán, ông chánh án, bác hải quan, chị quản lý thị trường, kể cả các vị “đại biểu của dân” ở các cơ quan lập pháp “vừa đá bóng vừa thổi còi” mà kết luận: “Tất cả đều là lừa bịp!” Do đó XHCN sẽ được đánh giá như một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử VN. Con, cháu, chút, chít chúng ta nhắc lại nó như một thời kỳ… đồ đểu ! vết nhơ muôn đời của nhân loại..
      Một thời kỳ mà tâm trạng của người dân được thi sĩ cách mạng Bùi Minh Quốc tóm tắt qua 2 vần thơ :
  “Quay mặt phía nào cũng phải ghìm cơn mửa !
           Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi!”
-Chẳng lẽ tuổi thanh xuân của bao người con nước Việt dâng hiến cho cách mạng để cuối cùng phải chấp nhận một kết quả thảm thương như thế hay sao ?
-Chẳng lẽ máu của bao nhiêu người đổ xuống, vàng bạc tài sản của bao nhiêu kẻ hảo tâm đóng góp để cuối cùng tạo dựng nên một chính thể đê tiện và phi nhân như vậy?
Tương lai nào sẽ dành cho dân tộc và đất nước Việt Nam nếu cái tốt phải nhường chỗ cho cái xấu?
Một xã hội mà cái xấu, cái ác nghênh ngang, công khai dương dương tự đắc trong khi cái tốt, cái thiện phải lẩn tránh, phải rút vào bóng tối thì dân tộc đó không thể có tương lai!
Một kết cục đau buồn và đổ vỡ là điều không tránh khỏi.
Châu Hiển Lý
Bộ đội tập kết 1954